Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 9 8, 2020

Kinh Nhất dạ hiền giả

Hình ảnh
  Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông: 'Nhứt Dạ Hiền Giả' (Bhaddekaratta), tổng thuyết và biệt thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ thuyết giảng. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau: Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến, Chỉ có pháp hiện tại Tuệ quán chính ở đây. Không động, không rung chuyển Biết vậy, nên tu tập, Hôm nay nhiệt tâm làm, Ai biết chết ngày mai? Không ai điều đình được, Với đại quân thần chết, Trú như vậy nhiệt tâm, Ðêm ngày không mệt mỏi, Xứng gọi Nhứt dạ Hiền, Bậc an tịnh, trầm lặng.  Và này các Tỷ-kheo,  thế nào là truy tìm quá khứ?  Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc c

NHÌN ĐỜI BẰNG ĐÔI MẮT NHÂN QUẢ LÀ GIẢI THOÁT

Hình ảnh
Nhìn đời bằng   đôi mắt nhân quả  đó là nhìn mới đôi   mắt Chánh kiến . Khi Chánh kiến có mặt thì Si được đoạn trừ, tâm tham, sân không có cơ hội sanh khởi; nếu nó sanh khởi thì sẽ đoạn diệt. Để nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thì trước tiên chúng ta phải hiểu về nhân quả. Muốn hiểu về nhân quả thì chúng ta phải thân cận người thiện tri thức (người có tri thức thiện) như chúng tôi đã trình bày trong  Món Ăn Giải Thoát   Nhân quả là một sự thật hiển nhiên ở đời này, người nào, khi nào có khởi lên tâm tham, sân, si, mạn, nghi thì ngay đó có khổ.  Khổ và nguyên nhân của khổ luôn đi liền với nhau, ngay tức thời.  Cũng vậy, tâm thanh thản an lạc đi liền với trí tuệ, với lòng khoan dung, từ ái, hỷ, xả, đi liền với những điều thiện của thân, khẩu, ý chúng ta. Nhân quả là xuất phát từ chính mỗi hành động 3 nơi của chúng ta: thân hành, khẩu hành, ý hành; trong đó ý làm chủ.  Nếu ý thức chúng ta có Chánh kiến, Chánh tư duy thì ngay đó chúng ta mới làm chủ được thân hành, khẩu hành. Hay nói cách k

THƯA HỎI về TỨ NIỆM XỨ & HỘ TRÌ CÁC CĂN

Hình ảnh
PN hỏi: Các khái niệm như tu Tứ Niệm Xứ hay Hộ Trì Các Căn đều cùng một bản chất, đều để đưa tâm về thanh tịnh, an lạc phải không? TP trả lời: Đúng vậy, đều cùng một mục đích: xả tham ưu, hộ trì chân lý, hộ trì tâm thanh thản an lạc. Pháp Phòng hộ sáu căn trên TNX đó là sống quán pháp trên các pháp đối với Sáu Nội Ngoại xứ để khắc phục tham ưu, khắc phục tham ưu nghĩa là xả tâm, hộ trì tâm thanh thản. Tứ niệm xứ là bốn nơi để chúng ta tu, bất cứ pháp nào của Phật dạy cũng đều tu trên bốn niệm xứ hết. Tương ứng với những chướng ngại ở bốn nơi này mà chúng ta trạch pháp (chọn pháp) tương ứng để xả tâm, khắc phục tham ưu, hộ trì tâm thanh thản an lạc. Sài-gòn, 6.9.2020

HỌC PHẬT PHÁP

Hình ảnh
  Ở ngoài xã hội, mỗi công dân trên 18 tuổi đều phải chịu trách nhiệm hình sự với các hành vi của mình. Học Phật Pháp cũng vậy, mỗi người tự học, tự chịu trách nhiệm với chính mình, tự tìm thầy, tự tìm tài liệu chứ không có ai có thể làm việc đó thay mình. TP nói rằng "Chúng ta là đệ tử Phật thì nên ĐỌC TRỰC TIẾP vào lời Phật dạy, không qua lăng kính của bất kỳ ai." nghĩa là chúng ta nên ĐỌC TRỰC TIẾP vào từng bài kinh, đọc toàn bài để hiểu cho rõ ràng. Chúng ta là đệ tử Đức Phật thì đọc LỜI PHẬT DẠY chứ còn đọc sách của ai? Và kinh Phật dạy có 5 bộ: Trường bộ kinh. Trung bộ kinh. Tăng chi bộ kinh. Tiểu bộ kinh. Tương ưng bộ kinh. Khi chúng ta đọc, phần nào chưa (không hiểu) thì tìm những đoạn bài giảng tương ứng của các Thầy giải giảng giải mà nghe/đọc lại, v.v.. Đó là vấn đề thuộc về KỸ NĂNG HỌC chứ không có gì phức tạp. Người học trò tích cực, có nhu cầu học sẽ tự tìm tài liệu đọc. Đọc/ nghe - thực hành - trải nghiệm. Pháp Phật chỉ có một pháp thiện thôi, nên ai có điều th

Vượt qua khổ đau của trưởng lão Patàcàrà

Hình ảnh
  Trong thời đức Phật hiện tại, nàng sanh trong gia đình vị thủ ngân khố nhà vua ở  Sàvatthi .  Khi đến tuổi trưởng thành nàng giao du với một người đầy tớ trong nhà. Khi cha mẹ nàng định ngày gả nàng cho một chàng trai xứng đôi,  nàng trốn đi với người tình nhân và sống tại một ngôi làng nhỏ.  Khi nàng sắp sanh, nàng bảo chồng đưa nàng về nhà cha mẹ, vì ở đây không có ai săn sóc nàng, nhưng chồng nàng cứ hẹn lần hẹn hồi cho đến khi nàng biết chồng nàng không muốn đi về.  Nàng liền chờ chồng đi vắng, sắp đặt công việc, tin cho người láng giềng biết rồi nàng bỏ về nhà cha mẹ.  Khi người chồng về, người chồng liền đuổi theo, sợ nàng không có người săn sóc. Chồng nàng bắt gặp nàng và giữa đường nàng sinh được người con, rồi hai vợ chồng lại đi trở về làng.  Ðến kỳ sinh nở thứ hai , sự việc xảy ra như lần trước, nhưng có điểm khác biệt như sau:   giữa đường mưa to gió lớn nổi lên, người chồng tìm lá và cây làm cái chòi cho nàng tránh mưa, nhưng bị  con rắn từ gò mối bò ra cắn chồng nàng ch