Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 9 3, 2020

THẾ NÀO LÀ TU XONG?

Hình ảnh
Thỉnh thoảng mình vẫn nhận được những câu hỏi như:  "Sư cô/ thầy A, B, C tu xong chưa?" . Hoặc như chỗ thầy/sc A, B, C tu có đúng pháp không? Hay sau khi Thầy Thông Lạc nhập diệt thì ai là người hướng dẫn tu tập? v.v.. nhiều câu hỏi đại loại như vậy, cùng một chủ đề: vị ABC đã chứng đạo chưa? Trả lời: Có thời gian tìm hiểu Kinh Nikaya, mình cũng biết đức Phật có dạy như thế nào là người TU XONG như phần trả lời của thầy Thích Bảo Nguyên:  Thế Nào Là Tu Xong? Điều này, tự người đó biết mình đã tu xong chưa, chứ không phải để cho người khác đánh giá (đo lường xem vị nào đã tu xong chưa). "VỊ ẤY tuệ tri sanh đã tận ... " chứ không phải người khác biết. Người tu chứng tâm thanh tịnh tự họ biết, và không có KHOE KHOANG, không khoe thần thông biết quá khứ, vị lai, cho mình là hơn người, nay chê người này, mai chê người khác, khen mình chê người. Các ngài không bao giờ làm vậy. Chính vì các ngài KHÔNG KHOE KHOANG, sống hòa hợp, trầm lặng trong tăng chúng nên không thể biết...

GIÓ VẪN THỔI và MÂY VẪN TRÔI

Hình ảnh
  Một lần xuống núi Thị Vải, có một chú nói rằng nếu mà tất cả mọi người ai cũng "biết Pháp" thì người ta sẽ bỏ đi tu hết. Tâm Phúc nói rằng, không, không phải vậy. Gió vẫn thổi, và mây vẫn trôi. Mọi người vẫn sinh hoạt như thường, chỉ là trước đây sống khổ,  giờ giác ngộ khổ và nguyên nhân của khổ rồi thì cái gì khổ thì bỏ đi, không làm theo nữa.   Cái gì đưa đến khổ là ác; cái gì đưa đến không khổ mình khổ người là thiện. Giác ngộ là giác ngộ chỗ đó, và sống vớ i điều thiện. Người đi làm vẫn đi làm, xe vẫn chạy, máy bay vẫn bay, con người vẫn ăn, vẫn ngủ, v.v.. Buông xuống là buông những điều ác,  chớ không phải buông bỏ hết cuộc sống này. Chúng ta  "có đạo" - Đạo đế , thì chúng ta phải sống hạnh phúc ở đời chớ không phải là trốn bỏ đời. Người cư sĩ vẫn làm việc, vẫn hăng say làm việc, đó là Chánh pháp của người cư sĩ. Làm việc mới có tiền nuôi sống bản thân và gia đình, nhờ có tiền mới giúp gia đình hạnh phúc được. Chớ không có tiền để lo cho cuộc sống, sao c...

CHIA SẺ VỀ THỌ BÁT QUAN TRAI

Hình ảnh
Đây là cái thất mà mình về núi Thị Vải hay ở nhất, mỗi khi lên núi việc đầu tiên là mình lấy nước lau thất này cho sạch, đặc biệt  là cái thềm. Sau khi lau sạch xong, thềm khô là mình  nằm chơi  ở cái thềm đó. Chỉ có nằm chơi vậy thôi, nằm chơi nhìn những chú sóc chuyền cành, nghe những chú chim hót véo von, nhìn những chú khỉ đi kiếm ăn nhảy tung tăng, nghe tiếng gió rì rào... Không gian yên tĩnh, chỉ có một mình nằm chơi vậy thôi... Nhưng chính nằm chơi vậy mà các tri kiến nó sanh khởi, mình tự hiểu ra pháp tu, tự liên kết toàn bộ giáo pháp của đức Phật, rồi nhớ lại các bài kinh mà mình đã đọc, nhớ lại những gì Trưởng lão dạy. Mình về đây thì thời gian thoải mái, thầy Bảo Nguyên không bắt mình phải dậy 2h, thầy nói con phải ngủ nhiều hơn. Khi ở núi hay mình đến trú xứ nào, mình cũng luôn có 1-2 buổi vấn đạo thầy, cái gì không rõ hoặc còn nghi ngờ thì hỏi thầy ngay liền. Tất cả đều được thầy giảng giải và dần dần mình không còn phải hỏi nhiều nữa. Trước 2014 thì mình hay...

PHIỀN NÃO BẤT TOẠI NGUYỆN KHI MUỐN THAY ĐỔI NGƯỜI KHÁC MÀ KHÔNG ĐƯỢC

Hình ảnh
  Muốn người ta cũng tu như mình, như ý mình; tu với "thầy mình"... cái muốn đó là tham ái. Có tham thì chắc chắn có sân, sân vì người ta không tu như ý mình, không thực hành như mình muốn ---> bất toại nguyện. Có tham sân là do SI có mặt, do không hiểu nhân quả, không hiểu các hành vô thường, không hiểu các pháp vô ngã. Mỗi người chỉ lo được cho TÂM MÌNH thôi, còn duyên bên ngoài là tùy hỷ. Mình gieo duyên, làm những công đức chứ không có THÍCH ĐIỀU KIỂN ngươi khác, bắt người khác phải theo ý mình hoàn toàn, rặp khuôn. Nên sống lục hòa, hòa thuận nó dẹp đi được cái bản ngã của mình, do xả được ngã mới có chỗ sống hòa thuận.