Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 8 6, 2020

Kinh Lòng Từ (Mettà Sutta)

Hình ảnh
(Hình: Anh Tâm Phúc) 1. Vị thiện xảo mục đích, Cần phải làm như sau: Sau khi hiểu thông suốt, Con đường an tịnh ấy, Có khả năng trực tánh, Thật sự, khéo chân trực, Dễ nói và nhu hòa, Không có gì cao mạn. 2. Sống cảm thấy vừa đủ, Nuôi sống thật dễ dàng, Ít có sự rộn ràng, Sống đạm bạc, giản dị. Các căn được tịnh lạc, Khôn ngoan và thận trọng, Không xông xáo gia đình, Không tham ái, tham vọng. 3. Các hành sở của mình, Không nhỏ nhen, vụn vặt, Khiến người khác có trí, Có thể sanh chỉ trích, Mong mọi loài chúng sanh, Được an lạc, an ổn, Mong chúng chứng đạt được, Hạnh phúc và an lạc. 4. Mong tất cả những ai, Hữu tình có mạng sống, Kẻ yếu hay kẻ mạnh, Không bỏ sót một ai, Kẻ dài hay kẻ lớn, Trung thấp, loài lớn, nhỏ. 5. Loài được thấy, không thấy, Loài sống xa, không xa, Các loài hiện đang sống, Các loài sẽ được sanh, Mong mọi loài chúng sanh, Sống hạnh phúc an lạc. 6. Mong rằng không có ai, Lường gạt, lừa dối ai, Không có ai khinh mạn, Tại bất cứ chỗ nào, Không vì giận hờn nhau,, Không vì

SỐNG MỘT MÌNH (ĐỘC CƯ)

Hình ảnh
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Migajàla bạch Thế Tôn: -- "Sống một mình! Sống một mình!", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là sống một mình? Và cho đến như thế nào là sống có người thứ hai? 17) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương và trú với tâm không tham luyến pháp ấy; thời do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương , trú với tâm không tham luyến pháp ấy nên hỷ đoạn diệt. Do hỷ không có mặt nên dục tham không có mặt. Do dục tham không có mặt nên triền phược không có mặt. Do không bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người trú một mình. 18) Tỷ-kheo sống như vậy, này Migajàla, dầu có ở giữa làng tràn đầy những Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, vua chúa, đại thần của vua, các ngoại đạo và các đệ tử các ngoại đạo, vị ấy vẫn được gọi là vị sống một mình. 19) Vì sao? Vì rằng ái, người thứ hai, được đ

ĂN CHAY HAY MẶN

Hình ảnh
Đây là vấn đề tranh luận ở rất nhiều diễn đàn và ở mọi thời điểm. Đạo Phật là đạo thực hành, chúng ta cứ thực hành sẽ thấy kết quả ở trên thân tâm chúng ta, từ đó chúng ta biết để thay đổi hành vi của mình. TP có các ý nghĩ sau: Thứ 1: bạn nào muốn biết ăn thế nào đúng sai thì chúng ta cứ thử nghiệm cho chính bản thân mình, ăn 3 tháng chay (rau củ quả đầy đủ) và 3 tháng mặn. Sau 3 tháng đi xét nghiệm các chỉ số sức khỏe xem cái nào đem đến kết quả tốt hơn? Thứ 2, là quan sát tâm mình, xem ăn thức ăn gì giúp tâm mình cảm thấy nhẹ nhàng hơn? Thứ 3, đạo Phật là đạo giác ngộ, mỗi người chúng ta, ai giác ngộ đến đâu thì thực hành đến đó, đó cũng là tự do cá nhân của mỗi người. Những gì chúng ta tạo tác là thì chúng ta là chủ nhân của những hành động của mình, chớ không phải Phật hay vị thầy của mình, hay bất cứ ai khác thọ lãnh nghiệp từ hành động của mình. Thứ 4, đạo Phật là đạo trí tuệ, tự mình lựa chọn phương án tối ưu cho mình, để sống không khổ mình - khổ người và khổ chúng sanh (đoạn

THƯA HỎI VỀ BÀI KINH TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC

Hình ảnh
NP hỏi: Trong kinh Tất cả các lậu hoặc, ý cuối cùng là "có những lậu hoặc phải do tu tập đoạn trừ" thì tu tập ở đây em chưa hiểu lắm vì em thấy tri kiến, hay phòng hộ cũng là tu tập ạ .  Anh TP trả lời:  Kinh Tất Cả Lậu Hoặc Phật dạy có 7 cách để đoạn trừ đau khổ. Tùy theo lậu hoặc mà chúng ta phải sử dụng một hoặc nhiều hơn một cách trong 7 cách này.