Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 6 26, 2020

VƯỢT QUA TAM GIỚI

Hình ảnh
- Dục giới : chỉ cho các lạc của thân, tham đắm 5 món dục trưởng dưỡng: sắc, thanh, hương, vị, xúc trên 5 căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân . - Sắc giới : chỉ cho tâm thức của ta. Tâm này hạnh phúc, khi mình sống đạo đức, nó tạo ra sự an vui hạnh phúc. Nếu mình còn chấp trước, đó là sắc tham kiết sử (gọi là sắc giới). Vị nào chứng được 4 thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, các ngài hưởng hạnh phúc an lạc của 4 thiền này cũng gọi là sắc giới ( thiền hữu sắc ). - Vô sắc giới : chỉ cho 4 trạng thái hạnh phúc của thiền vô sắc : không vô biên xứ tưởng, thức vô biên xứ tưởng, vô sở hữu xứ tưởng, phi phi tưởng xứ tưởng . Khi tu thiền vô sắc thì nó diệt ý thức, không còn ý thức làm chủ, 6 căn mắt tai mũi miệng thân ý nó không còn nhận biết, nó hưởng thụ cảm giác hỉ lạc khinh an của vô sắc, gọi là thiền vô sắc. Khi mình hưởng thụ cảm giác khinh an hỉ lạc vô thức thì đó là vô sắc giới. Nếu mình còn tham chấp, hưởng thụ cảm giác khinh an hỉ lạc của thiền vô sắc thì mình còn số

BẢY DIỆU PHÁP

Hình ảnh
Và này Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử thành tựu bảy diệu pháp? (1) Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử CÓ LÒNG TIN, có lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. (2) Vị này có lòng TÀM, tự XẤU HỔ vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự xấu hổ vì thành tựu ác, bất thiện pháp. (3) Vị này có lòng QUÝ, tự SỢ HÃI vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự sợ hãi vì thành tựu ác, bất thiện pháp. (4) Vị này là vị ĐA VĂN, nhớ nghĩ những điều đã nghe, tích tụ những điều đã nghe. Những pháp nào, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, nói lên phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì, đọc tụng bằng lời, được ý SUY TƯ, được chánh kiến THỂ NHẬP. (5) Vị ấy sống tinh cần TINH TẤN, TRỪ BỎ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng
Khi học Pháp, TP in một số bài kinh thành 1 tập sách nhỏ, khi nào cũng để bên mình học. Đây là file. Và các bài kinh TP đăng tại https://sites.google.com/site/tambatdongthanhthananlacvavosu/ (Chia sẻ kinh nghiệm của anh Tâm Phúc - fb: https://www.facebook.com/tamphai.nhudat.3 )

TOÁT YẾU TRUNG BỘ KINH

Toát yếu Kinh Trung Bộ do sư cô Trí Hải soạn, có các bài kệ rất dễ học. Chúng ta nên đọc TRỰC TIẾP vào kinh chính, sau khi nắm được ý rồi thì đọc phần toát yếu. https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-ty-00.htm (Chia sẻ kinh nghiệm của anh Tâm Phúc - fb: https://www.facebook.com/tamphai.nhudat.3 )

HỌC THUỘC LÒNG

Đây là những câu mà TP học thuộc lòng, ghi ra vở và học. TP chỉ ghi những đoạn mà Thầy Thông Lạc nói về pháp hành, còn thầy nói về Đại thừa sai chỗ nào TP biết rồi nên không quan tâm. Chỉ quan tâm cái pháp để xả tâm, quán để thấy pháp mà xả tâm. ______________ Quán Thân Tứ Đại "Mọi vật trên hành tinh này đều do bốn đại hợp lại mà thành. Vậy bốn đại là gì? Bốn đại gồm có: Địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại. Cho nên thân người đâu có gì bền chắc chỉ do bốn đại hòa hợp mà có, khi bốn đại tan rã thì thân người chỉ là một cái thây ma mà thôi. Trong bốn đại này chỉ cần thiếu một đại thì thân người cũng không còn. Ví dụ 1: Trong thân con người không còn PHONG ĐẠI tức là không có hơi thở ra hơi thở vô thì thân cũng không còn sống. Ví dụ 2: Trong thân người không còn THỦY ĐẠI tức là không còn nước thì thân cũng không còn sống. Ví dụ 3: Trong thân người không còn HỎA ĐẠI tức là không còn nhiệt độ thì thân cũng không còn sống. Ví dụ 4: Trong thân người không còn ĐỊA ĐẠ