Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 23, 2020

BA TÙY QUÁN

Hình ảnh
    Này các Tỷ-kheo,  hãy sống tuỳ quán bất tịnh trên thân,  hãy  khéo an trú niệm hơi thở vô hơi thở ra, đặt niệm trước mặt, hướng về nội tâm ;  hãy sống tùy quán vô thường trong tất cả các hành. Này các Tỷ-kheo,  khi sống tùy quán bất tịnh trên thân tham tùy miên đối với tịnh giới(*) được đoạn trừ ;  khi khéo an trú niệm hơi thở vô hơi thở ra, đặt niệm trước mặt, hướng về nội tâm, thời các tâm hướng ngoại, dự phần vào tổn hại không có;   khi sống tùy quán vô thường trong tất cả hành, thời vô minh trừ diệt, minh được khởi lên. Quán bất tịnh trên thân, Niệm thở vô thở ra, Tịnh chỉ tất cả hành, Thường nhiệt tâm, chánh kiến, Vị Tỷ-kheo như vậy, Ðã thấy rất chơn chánh, Từ đấy ở nơi đây, Vị ấy được giải thoát, Thắng trí được thành tựu, Lắng dịu thật an tịnh, Vị ẩn sĩ như vậy, Chắc vượt khỏi ách nạn . Tiểu Bộ Tập 1 - Kinh Phật Thuyết Như Vậy - Chương Ba Pháp - Khuddhaka Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Three Main Focuses This was said ...

BỐN LOẠI THỨC ĂN

Hình ảnh
  Câu hỏi của Thầy Chơn Thành Hỏi: Kính bạch Thầy! Xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con những điều sau đây: Trong nẻo thứ năm của Đạo Đế là Chánh Mạng. Thầy mới giảng tóm tắt về bốn loại thức ăn: 1-   Đoàn thực loại thô hay loại tế. 2-   Xúc thực. 3-   Tư niệm thực. 4-   Thức thực. Chúng con xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cụ thể và những chi tiết bốn loại thức ăn này. Để chúng con theo đó mà hành trì. Đáp: Theo Phật giáo để thực hiện Chánh Mạng thì có bốn cách nuôi thân mạng: 1.   Đoàn thực còn gọi là đoạn thực, đoạn thực có nghĩa là cách ăn, chia ra từng đoạn, từng miếng, từng phần thường dùng tay, đũa, nĩa, dao, muỗng v.v.. Cách thức ăn uống này thường dùng mũi, lưỡi, làm thể để ăn các món ăn. 2.   Xúc thực còn gọi là lạc thực, lạc thực có nghĩa là cách ăn bằng sự cảm xúc vui buồn. Ví dụ: Trong khi vui mừng, thấy mình no, hoặc khi buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, tức giận, cũng cảm thấy mình no; trong khi xem hát, nghe nhạc hoặc x...

CHÁNH MẠNG

Hình ảnh
    Chánh mạng là gì Chánh Mạng là nẻo tu tập thứ năm còn gọi là lớp tu học thứ năm của Đạo Đế. Vậy Chánh Mạng là gì? Chánh Mạng là mạng sống chân chánh của con người, là sự sống của cơ thể không huân tập vào thân những sự khổ đau của kẻ khác và của tất cả chúng sanh. Chánh Mạng là nuôi sống thân mạng bằng những nghề nghiệp chân chánh tức là những nghề nghiệp lương thiện không tạo việc làm ác để nuôi thân mạng. Chánh Mạng còn có nghĩa là sống đúng chánh pháp, không mê tín dị đoan, không sống trong tưởng giải, ảo giác, mơ hồ, trừu tượng. Chánh Mạng còn có nghĩa là sống không chạy theo dục vọng và các ác pháp về ăn uống. Chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Này chư Hiền, có bốn loại thức ăn này, khiến cho các loài chúng sanh đã sanh được an trú hay các loài hữu tình sẽ sanh được hộ trợ cho sanh. Thế nào là bốn? 1/ Đoàn thực loại thô hay loại tế. 2/ Xúc thực. 3/ Tư niệm thực. 4/ Thức thực. Từ tập khởi của ái có tập khởi của thức ăn, từ đoạn diệt của ái có đoạn diệt của thức ăn. Thánh...

CHÁNH NGHIỆP

Hình ảnh
  Chánh Nghiệp  là lớp thứ tư trong Đạo Đế mà chúng ta cần phải sống, học và tu tập hằng ngày trong mỗi hành động thân, miệng và ý của chúng ta. Chánh Nghiệp là những hành động thiện, hành động không làm đau khổ cho mình, cho người và cho tất cả chúng sanh. Về thân có ba hành động Chánh Nghiệp như: 1/ Thân không đánh đập, không làm đau khổ và không tự giết hại mình, người và tất cả chúng sanh, đó là Chánh Nghiệp. 2/ Thân không trộm, cắp, cướp giựt, không móc túi, không lấy của không cho, đó là Chánh Nghiệp. 3/ Thân không tà dâm, không làm những điều bất chánh gây đau khổ cho mình cho người, đó là Chánh Nghiệp. Về miệng nếu giữ gìn được Chánh Ngữ tức là giữ gìn Chánh Nghiệp của miệng, cho nên học về Chánh Ngữ tức là học về Chánh nghiệp của miệng, như vậy những bài học Chánh Ngữ ở trên là những bài học Chánh Nghiệp ở đây. Chánh Nghiệp về miệng còn một điều nữa rất là quan trọng, đó là miệng không nên ăn thịt chúng sanh, tại vì hành động ăn thịt chúng sanh tức là tạo ra nghiệp đa...

DỤC HỮU - SẮC HỮU - VÔ SẮC HỮU

  Ái duyên Thủ : Thủ là chấp giữ, bám chấp. Từ sự ưa thích, yêu thích, ghét bỏ này mà sinh ra bám chấp. Thủ duyên Hữu : Từ sự đắm nhiễm, tham đắm, bám chấp này mà sinh ra chiếm hữu, tích lũy, tích chứa, tàng trữ vào trong tâm thức, tạng thức. Hữu cũng chia làm ba trạng thái tâm là:  Dục Hữu, Sắc Hữu và Vô Sắc Hữu. Dục Hữu  là tâm còn tham đắm năm món dục trưởng dưỡng là  tài, sắc, danh, thực, thùy . Sắc Hữu  là tâm chấp thủ dính mắc, xan tham vào những điều tốt mình làm được như tiếng khen, được mọi người quý mến, thích khoe, kể cho mọi người biết về những cái hay, cái tốt của mình như tu hành có được an lạc, chứng được các mức thiền định… còn xan tham, ích kỷ vào những điều tốt mình làm được, chứng đạt được đó là Sắc Hữu. Vô Sắc Hữu  là các trạng thái an lạc, thiền định do tưởng thức tạo ra chứ không phải do ly dục ly ác pháp tạo ra như: Không Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Thức Vô Biên Xứ và Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Xứ. (Thích Tánh Trí, Lời Phật Dạy, Nxb. Hồng...