BÀI KINH SÁU SÁU
Khi tk hình này, mình lại liên tưởng đến các bài kinh khác mà mình đã đọc qua. Minh ghi lại, các bạn có thể tìm hiểu bằng cách Google. Sáu căn - sáu trần - sáu thức Sáu căn: mắt - tai - mũi - miệng - thân - ý (não). Sáu trần: sắc - thinh - hương - vị - xúc - pháp. Sáu thức: nhãn thức - nhĩ thức - tỷ thức - thiệt thức - thân thức - ý thức. Sáu căn thuộc về thân của chúng ta; Sáu trần là cảnh xung quanh chúng ta. Sắc trần chỉ cho các vật có sắc tướng. Nói sắc trần chỉ cho danh từ chung, còn danh từ riêng chỉ cho những gì chúng ta nhìn thấy nhiều nhất chính là những người thân chúng ta, bạn bè huynh đệ chúng ta, các vật dụng, cây cối, sông ngòi, v.v.. Tương tự như vậy cho các phần còn lại: thinh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu căn, sáu trần gặp nhau và được sáu thức nhận biết. Sáu thức đây chính là tâm. Sự gặp gỡ của 3 pháp này là sáu xúc. Chúng ta nói vậy, nhưng khi có căn - trần gặp nhau là có hiện diện của xúc liền, trên ngôn từ phân tách, nhưng các pháp này nó khởi lên nhanh chóng. Khi...