Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 27, 2021

CÂU CHUYỆN VỀ NGÀI PUKKUSATI BỊ BÒ HÚC CHẾT

Hình ảnh
Bài kinh MN.140 nói về ngài Pukkusati, ngài vì lòng tin đức Phật, xuất gia, thực hành theo hạnh của Phật dạy. Tình cờ gặp Phật mà không biết đó là Phật, sau khi Phật hỏi mới biết. Rồi Phật dạy cho ông một bài Pháp. Sau đó ngài xin thọ cụ túc giới, nhưng do thiếu y bát nên ngài phải đi tìm y bát. Trên đường đi, ngài bị con bò điên húc chết [1]. Tuy ngài bị chết, nhưng đức Phật xác định: "Thiện gia nam tử Pukkusati, sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh và từ chỗ ấy nhập Niết-bàn, không phải trở lui đời ấy nữa." Ngài Pukkusati cũng giống như ngài Bāhiya [2], đều bị bò húc chết và đều niết bàn. Câu hỏi của chúng ta là các ngài đã tu pháp gì, hay Phật dạy cho các ngài như thế nào mà các ngài đã có TÂM GIẢI THOÁT như vậy? Chúng ta đọc TRỰC TIẾP vào kinh Phật dạy sẽ rõ. ___ [1] Kinh Giới phân biệt [2] BÀI KINH BÀHIYA

GIỚI ĐỊNH TUỆ

Hình ảnh
Có bạn đề nghị Tâm Phúc giải thích Giới - Định - Tuệ trong các hình TP thiết kế. Trước hết cần phải khẳng định rằng: - Chánh kiến, Chánh tư duy thuộc về TUỆ. - Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng thuộc về GIỚI. - Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định thuộc về ĐỊNH như hình TP đã thiết kế. Vì sao lại như vậy, vì Phật dạy như vậy. Các bạn cần phải làm rõ các khái niệm mà Phật dạy: Chánh kiến là gì, Chánh tư duy là gì thì bạn sẽ hiểu vì sao 2 chi phần này lại là Tuệ. Tương tự như vậy cho Giới, Định. Tiểu kinh Phương Quảng - Trung bộ kinh (MN.44) Tỷ-kheo-ni Dhammadinna (là bậc đại trí tuệ bên ni, giống ngài Xá lợi Phất bên nam) trong Tăng chúng của đức Phật dạy: "-- Thưa Ni sư, ba uẩn được Thánh đạo Tám ngành thâu nhiếp hay Thánh đạo Tám ngành được ba uẩn thâu nhiếp? -- Hiền giả Visakha, ba uẩn không bị Thánh đạo Tám ngành thâu nhiếp; Hiền giả Visakha, Thánh đạo Tám ngành bị ba uẩn thâu nhiếp. Hiền giả Visakha, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, những pháp này được thâu nhiếp tro

NGƯỜI CƯ SĨ - QUY Y TAM BẢO

Hình ảnh
Người cư sĩ là người có quy y Tam Bảo. Quy là trở về; Y là nương tựa, quy y Tam Bảo là trở về nương tựa Tam Bảo. Vậy Tam Bảo là gì? Đó là Phật - Pháp - Tăng. - Phật là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một con người có thật, ngài cũng do cha mẹ sinh ra, ngài là con của vua Tịnh Phạn ở vùng Ấn Độ, cách nay hơn 2500 năm. Ngài sinh ra, lớn lên cũng lấy vợ sinh con như bao người bình thường. Và ngài cũng chịu bức bách của sinh - già - bệnh - chết như bất cứ con người nào trên thế gian này. Khi đi dạo bốn cổng thành, ngài đã khởi lên ý niệm tìm con đường giải thoát khỏi sanh - già - bệnh - chết và ngài xuất gia tu hành, chứng đạt Tam Minh. Với trí tuệ Tam Minh, ngài nhìn thấy được tất cả chúng sanh trôi lăn trong sinh tử luân hồi là do Vô Minh, do không thông đạt Tứ Diệu Đế: "Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, do không thông đạt Bốn Thánh Đế mà Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về

KHÔNG PHẢI ĐI KHẤT THỰC LÀ GIẢI THOÁT

Hình ảnh
Phật dạy VÔ MINH là do không giác ngộ các Sự thật các pháp: Khổ, Nguyên Nhân Của Khổ, Trạng thái tâm hết khổ, Phương cách để tâm hết khổ; Vô minh là không giác ngộ thế giới 12 nhân duyên; vô minh là không giác ngộ ra các pháp vô thường, khổ, vô ngã, v.v... và VÔ MINH LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ. chứ không phải không đi khất thực, hoặc không sống trong thất là khổ. Trong đạo Phật có 4 chúng đồng tu, đó là cư sĩ nam/ nữ; tu sĩ nam/nữ. Cả bốn chúng này đều thực hành Bát chánh đạo thì đều là Sa môn hết, chứ không phải chúng ta mang bình bát mới là Sa môn. Sa môn là cái danh từ chỉ cho một vị nào đó thực hành cái HẠNH GIẢI THOÁT, tức là thực hành Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ, Thiền Quán, Tứ Chánh Cần, v.v.. Sa môn thì có quả Sa môn, quả của Sa môn là Dự lưu, Nhất lai, Bất lai, A la hán. Quả dự lưu thì đoạn trừ 3 kiết sử: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Muốn đoạn trừ 3 cái này phải thân cận THIỆN TRI THỨC để nghe VI DIỆU PHÁP, là Tứ diệu đế, 12 Nhân duyên từ đó đoạn trừ thân kiến, nghi, giới cấm thủ