Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 6 28, 2020

Quán Vô Thường, Vô Ngã

Hình ảnh
Đây là bài kinh Phật dạy ngài La Hầu La về quán vô thường, vô ngã: https://sites.google.com/site/tambatdongthanhthananlacvavosu/doc-kinh-nikaya/kinh-tuong-ung-bo/tuong-ung-rahula?fbclid=IwAR0OckDqrYJPWsv32PFrAOQQCWXA4Ag2mF8u4560jijpmRm4fbZPMUH_zk0 Nghe thêm bài này để hiểu bài kinh nha. Chúng ta hằng ngày quán thân vô thường như vậy thì đoạn trừ đc ngã mạn, thân kiến. 

XẢ SẠCH và NHƯ THẾ NÀO LÀ XẢ SẠCH?

Hình ảnh
Ở Bình An Ngay Hiện Tại, TP có chia sẻ với các bạn "“BUÔNG XUỐNG ĐI” LÀ BUÔNG XUỐNG CÁI GÌ?", hôm nay có bạn hỏi liên quan đến từ BUÔNG này (đó là từ XẢ) nên TP viết bài này. Trong đạo Phật, chúng ta có một tuần tự xả bỏ, đó là xả bỏ các TẬP ĐẾ chớ không phải xả bỏ của cải vật chật (6 trần) . Tuần tự này là tuần tự đoạn trừ: Đoạn trừ thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Đoạn trừ thân kiến, nghi, giới cấm thủ, làm muội lược tham, sân. Đoạn trừ thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham, sân (tức là 5 hạ phần kiết sử). Đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử và 5 thượng phần kiết sử (sắc tham, vô sắc tham, trạo cử, vô minh, mạn). Chúng ta, NGƯỜI CƯ SĨ xả là xả các kiết sử này, chớ không phải của cải, nhà cửa, công ăn, việc làm, v.v.. (SANH Y) . Chúng ta xả 5 hạ phần kiết sử này thì 6 trần không chi phối tâm ta, 6 căn (chính là thân của ta) không chi phối tâm ta, khi nó BIẾN HOẠI, VÔ THƯỜNG xảy ra TÂM CHÚNG TA KHÔNG CÓ KHỔ . Chớ không phải chúng ta bán nhà, bán cửa cúng dườn...

HƯỚNG VỀ BỐN QUẢ và BỐN THIỀN

Hình ảnh
Phuong Nguyen Hôm nào anh viết về việc tu tập giải thoát sinh tử luân hồi theo 4 thánh quả thay vì cứ nhất nhất phải hướng tới 4 thiền mới giải thoát đi anh. Để gieo duyên cho những ai hữu duyên mà còn đang mắc chỗ này ạ. Trả lời: Anh chưa phải là người chứng 4 thiền (4 thiền hữu sắc: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền) nên trình bày về 4 thiền này có phần quá sức với anh. Tuy nhiên, trên góc độ Pháp học, anh có thể chia sẻ với em cũng như các bạn như sau. Bốn thiền là: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền. Bốn quả là: Dự lưu, Nhất lai, Bất lai, A la hán. Bốn thiền (hữu sắc) thuộc về cảnh giới cõi trời hữu sắc, nó cũng thuộc về pháp hữu vi, chịu sự vô thường, biến hoại. Chúng ta có 3 cõi: dục giới, sắc giới, vô sắc giới thì 4 thiền thuộc về sắc giới. Chính vì 4 thiền thuộc về cõi trời hữu sắc nên nếu mình hướng về đó thì cũng là dục cõi trời. Nếu ai đó chứng đạt 4 thiền này cũng phải xả (xả giác chi) thì mới cộng trú Niết bàn. Nếu còn chấ...