Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 28, 2021

TỰ TẠI SANH TỬ

(...) Kính thưa các bạn! Các bạn có biết tâm vô lậu là gì không? Khi nào người ta chê bạn, nói xấu, mạ lị, mạt sát, chửi mắng bạn, mà tâm bạn vẫn thản nhiên không buồn giận hờn, không oán ghét v.v.. đó là tâm vô lậu. Khi nào bạn không thương, không ghét một người nào, không sợ hãi, lo lắng sống luôn luôn thanh thản, an ổn và không có một chướng ngại gì trong tâm các bạn, đó là tâm vô lậu.  Khi nào tâm các bạn không còn tham muốn một vật gì, dù đó là một món ăn rất ngon, rất thích khẩu của các bạn, nhưng các bạn cũng thản nhiên không thèm, không ham thích muốn ăn. Có thì ăn, không có ăn thì thôi, đó là tâm vô lậu. Khi nào các bạn thấy sự lười biếng, hôn trầm, thùy miên không còn tấn công các bạn khi các bạn muốn thức dù bất cứ giờ nào, các bạn cũng đều tỉnh thức, đó là tâm vô lậu của các bạn. Khi nào tất cả mọi cảm thọ đến với bạn mà tâm bạn không lo, không sợ hãi thì đó là tâm vô lậu. Khi nào tất cả mọi pháp làm động khiến tâm các bạn bất an, nhưng các bạn vẫn thản nhiên, với tâm than

Trích: GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT

 "Vậy hàng ngày các con phải: Lấy THẬP THIỆN LÀM HÀNH TRANG để tiến bước về đất Phật. Đất Phật ở đâu chúng ta không biết nhưng chúng ta vượt qua nhân quả là chúng ta đến với đất Phật đó. Cho nên, lấy Thập thiện làm hành trang để tiến bước về đất Phật. Lấy CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC - đây là những phương pháp Thầy dạy các con đó, từng bước đó. THẬP THIỆN nhớ không? Làm hành trang để tiến bước về đất Phật. Lấy Chánh niệm tỉnh giác làm phương tiện di chuyển. Cũng như mình lấy Chánh niệm tỉnh giác làm cái xe đạp mình đạp đi cho bớt mỏi chân chút, nhanh nhanh hơn chút. Tức là nếu mà mình đi bộ, lấy Thập thiện làm hành trang mình đi bộ thì nó lâu. Cho nên mình đi mau mau hơn chút thì mình lấy Chánh niệm tỉnh giác cũng như mình mượn chiếc xe đạp mình chở cho nhẹ chút. Cho nên mình làm phương tiện mình di chuyển đi cho nhanh chút. Lấy TỨ CHÁNH CẦN làm vũ khí để bảo vệ mạng sống của mình. Nghĩa là mình đi trên con đường vậy chứ nó cũng có những nguy hiểm lắm chứ. Cho nên phải lấy Tứ Chánh Cần là

CHỜ KIẾP SAU ĐỦ DUYÊN GẶP CHÁNH PHÁP ĐỂ TU

Hình ảnh
Do còn có tâm hoang vu (nghi ngờ) và chưa giác ngộ Tứ diệu đế, 12 nhân duyên nên còn dự tính: kiếp sau được sanh làm người, được xuất gia ba y một bát rồi tu tiếp. Đạo Phật không phải như vậy, ngay khi một người giác ngộ Pháp Thiết Thực Hiện Tại họ tu ngay hiện tại, và xả được các kiết sử ngay hiện tại là giải thoát, chấm dứt tái sanh ngay hiện tại. Không chờ đợi một kiếp nào nữa. Một người khi họ đoạn trừ được 3 kiết sử: thân kiến, nghi, giới cấm thủ là có Niết bàn ngay hiện tại. Nhưng người này phải hộ trì chân lý với đời sống trên Bát Chánh Đạo với: Thánh giới uẩn Thánh hộ trì các căn Thánh chánh niệm tỉnh giác Thành thiểu dục tri túc và Pháp Hành Tứ Chánh Cần: Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu Trên thọ quán thọ để nhiếp phục tham ưu Trên pháp quán pháp để nhiếp phục tham ưu Trên pháp quán pháp để nhiếp phục tham ưu Đời sống và Giới hành như vậy giúp họ có được sự giải thoát ngay hiện tại, làm muội lược tham sân si. Hộ trì chân lý như vậy, tu tập như vậy cho đến khi nào xả l