Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 7 4, 2020

TÂM KHÔNG CHƯỚNG NGẠI LÀ ĐỘC CƯ

HỎI: (N.T.Đ) Con có cảm giác đời sống độc bộ độc hành của sư cô, cách chọn Online để chia sẻ pháp như sư cô có lẽ hợp với con hơ n. Nhưng liệu như thế việc giữ giới luật có trọn vẹn khi không có sự giám sát và tâm nếu nhập thế sâu thì có bị động không? TRẢ LỜI: Kính gửi chú N.T.Đ! Bởi nhiều người hiểu Phật pháp theo kiểu tu luyện, nên dính mắc rất nhiều ở chỗ độc cư. Chú không thấy Thầy Thông Lạc dạy sao: “Chỗ tâm không chướng ngại là độc cư”, “Chỗ sống không làm khổ mình khổ người là độc cư”. Từ xưa đến nay, bao nhiêu người lên rừng xuống biển, cất thất, lập am, họ nghĩ như vậy mới là tu, nhưng có mấy ai chứng đạo? Vì sao vậy? Bởi vì họ không hiểu tu hành là gì và chứng đạo là gì? Ở đời người ta thường hiểu tu là vào chùa cạo đầu, mặc áo tu sĩ, hoặc vào nơi thanh vắng thì mới gọi là tu tập, đó là sự hiểu biết sai lệch về sự tu hành. Tu theo Đạo Phật có nghĩa là sửa đổi những thói hư tật xấu, sửa đổi những hành động ác để không làm khổ mình khổ người, chỗ không làm khổ

NGHIỆP LÀ GÌ?

Hình ảnh
Nghiệp tiếng phạn là Karma có nghĩa là những việc làm hằng ngày của một con người do thân, miệng, ý tạo tác thiện hay ác. Từ hành động tạo tác thiện ác đó mà con người cảm thụ được hạnh phúc an vui hay phiền não đau khổ. Sự cảm thụ được hạnh phúc an vui hay phiền não đau khổ, đó gọi là Nghiệp nhân. Nghiệp nhân được huân tập hằng ngày, nghĩa là mỗi ngày được tăng thêm sự phiền não đau khổ hay hạnh phúc an vui. Sự phiền não đau khổ hay hạnh phúc an vui được tăng lê n thì gọi là Nghiệp lực. Nghiệp lực có một sức hút rất mạnh. Ví dụ: Khi vừa nghe người khác mạt sát nói xấu mình tức thì nghiệp sân của mình phát khởi rất nhanh. Sự phát khởi rất nhanh của tâm sân gọi là nghiệp lực còn gọi là sức hút của nghiệp sân. Sức hút của nghiệp sân gọi là từ trường, nó cũng giống như từ trường của nam châm. Có sức hút của từ trường nam châm thì phải có cục nam châm và thanh sắt. Có sức hút của nghiệp thì phải có sáu dục và sáu trần. Sáu dục gồm có: 1- Nhãn thức dục 2- Nhĩ thức dục 3- Tỷ

MÓN ĂN GIẢI THOÁT

Hình ảnh
Như vậy, này các Tỷ-kheo, giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn thời làm viên mãn nghe DIỆU PHÁP ; nghe diệu pháp được viên mãn thời làm  viên mãn LÒNG TIN ; lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn NHƯ LÝ TÁC Ý ; như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC ; chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn CÁC CĂN ĐƯỢC CHẾ NGỰ ; các căn được chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn BA THIỆN HÀNH ; ba thiện hành được viên mãn, thời làm viên mãn BỐN NIỆM XỨ ; Bốn niệm xứ được viên mãn, thời làm viên mãn BẢY GIÁC CHI ; Bảy giác chi được viên mãn, thời làm viên mãn MINH GIẢI THOÁT . ( https://suttacentral.net/an10.61/vi/minh_chau  ) Xem thêm pháp âm Lộ Trình Tu Tập Thất Giác Chi do Thầy Bảo Nguyên giảng:  https://www.youtube.com/watch?v=KpGyVFwCFEk&t=1663s

MẤU CHỐT: THÂN CẬN BẬC CHÂN NHÂN

Hình ảnh
Chúng ta đọc lại lời dạy của Đức Phật: “Như vậy, này các Tỷ-kheo, giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn thời làm viên mãn nghe DIỆU PHÁP". (Phẩm Song Đôi - Chương X - Mười Pháp - Kinh Tăng Chi Bộ) Thân cận bậc chân nhân là mấu chốt của việc tu tập. Nếu chúng ta nương tựa nhầm một người không phải là bậc chân nhân thì con đường sẽ bị đi lệch hoàn toàn. Để nương tựa một bậc chân nhân, chúng ta phải có sự thẩm sát, suy xét, đi đến gần, có sự cộng trú, có sự vấn đạo. • Một bậc chân nhân người đó phải đó giới hạnh đầy đủ, 10 giới Sa Di tròn đầy. • Một bậc chân nhân người đó phải có lòng tin bất động đối với Phật. • Một bậc chân nhân người đó phải có lòng tin bất động đối với chúng Thánh Tăng. • Một bậc chân nhân người đó phải có lòng tin bất động đối với Pháp được Thế Tôn khéo giảng, thiết thực hiện tại. Pháp được Thế Tôn khéo giảng, thiết thực hiện tại là Pháp vi diệu, đó là TỨ DIỆU ĐẾ, 12 NHÂN DUYÊN. Bậc chân nhân là người sống với lòng từ bi hỷ xả vô lư

CÓ NHỮNG CÂU HỎI - Anh Tâm Phúc

🌳  Hỏi 1: Anh tu theo pháp của thầy nào? 🌵  Trả lời: Tôi không tu theo pháp của thầy nào hết, tôi tu theo pháp của Phật, Phật dạy trong tạng kinh Nikaya, Phật di chúc trong kinh Đại niết bàn (DN.16): "Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác." Và CHÁNH PHÁP mà ngài nói là: "đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. " Đó chính là pháp TỨ NIỆM XỨ. Tôi quy y Tam Bảo, tôn kính Tam Bảo, và tôi học ở nhiều vị thầy (tăng bảo). Tôi đến với một vị thầy là để HỌC CHÂN LÝ chớ không phải để ca tụng, tôn sùng cá nhân. Lẽ dĩ nhiên, tự thân tôi không thể hiểu được những điều sâu kín trong kinh Phật dạy mà do có các thầy triển khai ra, tôi có duyên nghe và hiểu. Trong các tài liệu mà tôi nghe nhiều là bài giảng của Th