Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 3, 2020

ĐẦY ĐỦ BỐ THÍ

Hình ảnh
Chúng ta đi làm, có tịnh tài, chúng ta biết cúng dường đến các chư Tăng, Ni; biết bố thí cho người nghèo khó, người có hoàn cảnh khó khăn, v.v... hoặc tham gia các hoạt động thiện nguyện của địa phương, trường lớp. Chúng ta hoan hỷ với hạnh bố thí, cúng dường, với các việc làm thiện của người khác. Đức Phật dạy tám đầy đủ cho cư sĩ, trong đó có pháp bố thí : “Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thiện nam tử sống ở gia đình, với tâm không bị cấu uế xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay rộng mở, vui thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, vui thích chia sẻ vật bố thí. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đầy đủ bố thí.” (Kinh Tăng Chi Bộ, Chương Tám Pháp, Phẩm Song Đôi, bài kinh Đầy Đủ)

CHÁNH KIẾN

Hình ảnh
  Cho nên người cư sĩ người ta vào mà người ta theo đạo Phật thì người ta học cái lớp đầu tiên là lớp Chánh kiến; người ta thực hiện Giới luật của người ta đó là bát giới - tám cái giới. Nhưng mà 8 giới gồm có 9 giới Sadi trong đó rồi cho nên gọi là thọ Bát quan trai, có phải không. Cho nên   người cư sĩ mỗi tháng họ phải dành cho họ 1 ngày hoặc 2 ngày để thọ Bát quan trai , họ sống như đời sống của người tu sĩ, họ tu tập đúng pháp để ngăn ác diệt ác, lúc nào cũng tăng trưởng sanh thiện để họ sống cho đúng cách, rồi họ áp dụng cho những ngày mà họ tiếp duyên với nhau,   họ làm công việc để sống, họ tiếp duyên để họ xả tâm họ. Thì khi 1 người cư sĩ mà họ tập tu như vậy đó là họ tập tu đạo đức nhân bản nhân quả không làm khổ người khổ mình, đó là cái đạo đức của đạo Phật . Cho nên  chúng ta học Chánh kiến như thế nào khi nhìn mọi vật, mọi đối tượng, mọi pháp xảy ra trước mắt  họ họ phải thấy như thế nào gọi là Chánh kiến.   Nếu mà thấy làm cho chúng ta giận h...

(XI) Kinh Thắng Trận (Sn 34)

Hình ảnh
193. Hoặc là đi hay đứng, Hoặc là ngồi hay nằm, Hoặc co tay, duỗi tay, Như vậy, thân dao động. 194. Ràng buộc với xương gân, Trét thoa với da thịt, Thân được da che đậy, Như thật không thấy rõ. 195. Trong một bụng chứa đầy, Cục gan, và bọng đái, Quả tim và buồng phổi, Cả thận, và tỳ tạng. 196. Nước mũi, và nước miếng, Mồ hôi, và nước mỡ, Máu, và nước khớp xương, Mật, và bạch huyết cầu. 197. Từ chín nguồn nước này, Bất tịnh luôn luôn chảy, Từ mắt, đồ bẩn chảy, Từ tai, đồ bẩn chảy. 198. Nước mũi từ lỗ mũi, Từ miệng, có khi chảy, Chảy mật, và niêm dịch, Từ thân, mồ hôi bẩn. 199. Trong đầu thật trống rỗng, Chứa đầy những óc, não. Bị vô minh dắt dẫn, Kẻ ngu nghĩ tịnh sạch. 200. Khi bị chết nằm xuống, Phồng lên, và xanh bầm, Quăng bỏ trong nghĩa địa, Bà con không đoái hoài. 201. Chó, dã can đến ăn, Chó sói, các côn trùng, Quạ, diều hâu đến ăn, Còn có hữu tình khác. 202. Ðược nghe lời Phật dạy, Tỷ-kheo có trí tuệ, Vị ấy liễu tri thân, Thấy thân đúng như thật. 203. Ðây thế nào, kia vậy, Kia th...

CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ

Hình ảnh
Trong thế gian này không có pháp nào thường hằng bất biến.  Các pháp thường thay đổi theo quy luật nhân quả, ngày nay như thế này nhưng ngày mai lại khác đi. Sự khác đi là luật vô thường. Người mới sinh không giống người già, do đó chúng ta biết các pháp vô thường. Cho nên sự sinh diệt nay còn mai mất cũng là luật vô thường. N gười am hiểu luật vô thường của các pháp thì khi đứng trước cảnh sinh ly tử biệt họ chẳng nao núng tâm, họ chẳng buồn khổ, vì họ biết có sinh tức có tử, hôm nay sống nhưng ngày mai sẽ chết, đó là luật vô thường không ai ra khỏi cảnh này.  Trừ ra những người tu chứng quả VÔ LẬU thì mới không bị chi phối trong đạo luật vô thường này. Cho nên các con nên nhớ kỹ: “CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG, KHÔNG CÓ PHÁP NÀO LÀ TA, LÀ CỦA TA, LÀ BẢN NGÃ CỦA TA”. Hãy nhớ thường xuyên quán xét câu này cho thấm nhuần thì cuộc đời này sẽ không còn khổ đau nữa. Đó là các con biết thương mình, không làm khổ mình. Chúc các con thành công. (Giáo Án Rèn Nhân Cách)

ĐI NGƯỢC DÒNG

Hình ảnh
  Vì thế chúng ta cần phải quán sát bản thân thấu đáo, bắt đầu với năm và tám giới. Thông thường, giới luật có thể giúp ta giảm bớt tâm ích kỷ ở giai đoạn SƠ KHỞI, và thúc đẩy định ở giai đoạn cao hơn. Điều này tất cả chúng ta ai cũng biết. Tuy nhiên, rốt ráo hơn là chúng ta phải sử dụng tâm chánh niệm tỉnh giác để xóa sạch ‘cái ngã’ phát sinh từ sự không thấy được chân lý của VÔ THƯỜNG, KHỔ, và VÔ NGÃ. Đây là những đề mục THIỀN QUÁN mà chúng ta cần quán chiếu đi, quán chiếu lại TRONG TÂM. Khi chúng ta ngày càng quan tâm đến vấn đề này, chúng ta có thể bắt đầu hủy diệt uế nhiễm, THAM ÁI và chấp thủ, cùng với cảm giác về ngã dưới nhiều hình thức – trước tiên cũng do vô minh mà ta khởi tâm bám víu vào những thứ không thường hằng và không thể tin cậy. Căn bệnh này khó chữa chỉ vì chúng ta thích quán sát người khác hơn là quán sát bản thân chúng ta! Hành động hướng vào bên trong, tự quán sát, để bắt gặp cái bóng của ‘ngã’ ẩn náu sâu kín bên trong, đòi hỏi tâm chánh niệm tỉnh giác mạnh ...

MUỐN XẢ TÂM THÌ PHẢI ĐỌC ĐƯỢC TÂM

Hình ảnh
Tứ niệm xứ là bốn nơi: thân, thọ, tâm, pháp ở nơi mỗi người. Dù ai ở đâu làm gì khi nào thì cũng chỉ tu trên bốn nơi này, chứ không khác nhau gì hết. Ở nhà, ở chùa, ở núi, v.v.. đều tu trên thân thọ tâm pháp. Trên tâm quán tâm để khắc phục THAM ƯU Pháp quán tâm là một trong bốn nơi của TNX, chúng ta muốn xả tâm mình thì phải ĐỌC ĐƯỢC TÂM MÌNH, đọc tâm mình chính là tỉnh thức trên tâm hành. Đọc ở đây không phải đọc trong si mê, mà là tỉnh thức: biết tâm mình có phiền não hay không, có những chướng ngại gì sanh khởi hay không, và các chướng ngại đó sanh khởi đã đoạn diệt chưa? Khi thấy phiền não sanh khởi thì biết ngay đây là tập đế, là khổ đế. Do có tập đế này mà có khổ đế là: bất toại nguyện (sân), cầu bất đắc (tham). Tâm chúng ta vốn bị nhiễm ô bởi nhiều loại tâm bất thiện mà Kinh thừa tự Pháp đức Phật dạy: "...Tham dục, tà tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, phẫn là cấu uế của tâm, hận là cấu uế của tâm, hư ngụy, não hại, tật đố, xan tham, man trá, khi cuống, ngoan...

PHÁP HÀNH NGÀY TRAI GIỚI

Hình ảnh
  Pháp hành của ngày Bát Trai Giới cũng như ngày thường, đó là quan sát trên bốn nơi thân thọ tâm pháp để xả các tham ưu, phiền não (nếu các tham ưu sanh khởi) và ngồi chơi SUY TƯ, THẨM SÁT (thiền quán, định vô lậu) về những lời dạy của Phật, về vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh. Pháp hành: Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu. Trên thọ quán thọ để khắc phục tham ưu. Trên pháp quán pháp để khắc phục tham ưu. Trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu. u.

PHƯỚC HỮU LẬU - PHƯỚC VÔ LẬU

Hình ảnh
Đức Phật dạy pháp Sơ thiện, Trung thiện, Hậu thiện để đoạn diệt khổ đau (Lậu hoặc) chứ đức Phật không có dạy pháp nào đưa đến "hữu lậu" - nghĩa là có đau khổ. Hữu lậu là có đau khổ. Đã là phước sao lại có đau khổ được. Đau khổ là do VÔ MINH. Bố thí, cúng dường đó là hạnh buông xả, là hạnh từ bi hỷ xả chứ không phải là thực hành "phước hữu lậu". Vô lậu là do đoạn trừ vô minh, đoạn trừ các kiết sử thì nó mới vô lậu. Bố thí cúng dường là hạnh cao quý của người cư sĩ, mình thực hành để xả bỏ xan tham (trạng thái tâm ngạ quỷ - keo kiết, bỏn xẻn, xan tham) và cầu Phật Đạo - thân cận tri thức để học những lời dạy Chân Lý (Khổ - Nguyên Nhân của khổ; Vô thường, Vô Ngã, Bất Tịnh). Tóm lại: Thấy người khổ ta nên thực hành bố thí, không phân biệt, không lựa chọn. Để không dính mắc vào công đức bố thí thì ngay đó tu tâm xả để xả hết những gì mình tạo tác, không có chấp thủ. Do tâm xả này thì là vô lậu ở đó rồi. Không phải lo chuyện hữu lậu hay vô lậu. Sài-gòn, sáng 29.10.2020

HỮU LẬU

Hình ảnh
  HỮU LẬU Hữu = có. Lậu = đau khổ. Hữu lậu = có đau khổ, tức là có KHỔ ĐẾ. Ở đâu, khi nào có KHỔ đế, thì chắc chắn có TẬP ĐẾ: tham, sân, si, mạn, nghi. Đức Phật dạy chúng ta diệt TẬP ĐẾ, chứ không phải chúng ta không làm gì. Diệt tập đế là đoạn diệt các kiết sử, các triền cái, các phiền não Ở NƠI TÂM mỗi người. Để đoạn diệt thì có một tuần tự: Người cư sĩ sống 5 giới, thực hành bố thí, cúng dường, nghe Pháp, quán (suy tư) nhiều lần đến lời Phật dạy. Người cư sĩ thọ Bát trai giới. Trên các pháp thiện này, từ từ tri kiến xung mãn, tâm tham sân si muội lược. Như bầu trời với những áng mây thưa dần, thưa dần, ánh nắng chiếu rọi sáng bừng cả không gian, tâm hồn thanh thoát, không ưu phiền, nhẹ nhàng không có trói buộc, v.v... đó là các "lậu hoặc" giảm dần và tắt dần. Lộ trình của người cư sĩ TP có viết ở 2 quyển sách: Bình An Ngay Hiện Tại - Con Đường Của Người Cư Sĩ. Món Ăn Giải Thoát Các bạn hữu duyên đọc 2 quyển này, đó là toàn bộ những gì TP hiểu và định hướng thực hành cho ch...

**Ba nền tảng tạo phước **

Hình ảnh
  Ba nền tảng tạo phước Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: “Này các tỳ-khưu, có ba phước nghiệp sự này. Thế nào là ba? Phước nghiệp sự do  BỐ THÍ  tác thành, phước nghiệp sự do  GIỚI  tác thành, và phước nghiệp do  SỰ TU TẬP  tác thành. Này các tỳ-khưu, có ba phước nghiệp sự này.” Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến. Hãy để cho người ấy, Học tập làm công đức, Hướng dẫn đến tương lai Ðem lại căn an lạc. Hãy tu tập  bố thí, Tập sở hành an tịnh , Và  tu tập từ tâm . Tu xong ba pháp ấy, Những pháp khởi lạc thọ. Bậc hiền trí được sanh, Tại thế giới an lạc, Không phiền não hận thù. Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Kinh nền tảng của việc hành thiện (it 60)