CHÁNH KIẾN

 Cho nên người cư sĩ người ta vào mà người ta theo đạo Phật thì người ta học cái lớp đầu tiên là lớp Chánh kiến; người ta thực hiện Giới luật của người ta đó là bát giới - tám cái giới. Nhưng mà 8 giới gồm có 9 giới Sadi trong đó rồi cho nên gọi là thọ Bát quan trai, có phải không. Cho nên người cư sĩ mỗi tháng họ phải dành cho họ 1 ngày hoặc 2 ngày để thọ Bát quan trai, họ sống như đời sống của người tu sĩ, họ tu tập đúng pháp để ngăn ác diệt ác, lúc nào cũng tăng trưởng sanh thiện để họ sống cho đúng cách, rồi họ áp dụng cho những ngày mà họ tiếp duyên với nhau, họ làm công việc để sống, họ tiếp duyên để họ xả tâm họ.

Thì khi 1 người cư sĩ mà họ tập tu như vậy đó là họ tập tu đạo đức nhân bản nhân quả không làm khổ người khổ mình, đó là cái đạo đức của đạo Phật. Cho nên chúng ta học Chánh kiến như thế nào khi nhìn mọi vật, mọi đối tượng, mọi pháp xảy ra trước mắt họ họ phải thấy như thế nào gọi là Chánh kiến. Nếu mà thấy làm cho chúng ta giận hờn, phiền não, đau khổ thì đó là tà kiến chứ không thể nói đó là chánh kiến được. Do đó nếu chúng ta có tà kiến sẽ đem đến cho chúng ta những nỗi đau khổ cho mình và còn cho người khác nữa. Thì như vậy chúng ta là người thiếu đạo đức với mình và thiếu đạo đức với người khác.
Cho nên quý Phật tử là những người chưa xuất gia phải học cái lớp Chánh kiến. Còn hiện bây giờ tu sĩ chúng ta cũng chưa có người nào biết Chánh kiến. Nói thì chúng ta nói được, tui nói tui Chánh kiến nhưng mà hở ra chút thì giận hờn phiền não đau khổ tham muốn đủ thứ trong này, nhìn cái vật gì cũng thấy cũng muốn. Nhìn người ta nói một tiếng hơi nặng một chút xíu trái ý mình thì là phiền não, là tức giận - như vậy rõ ràng là mình tà kiến hết.
Nghe thấy những cái điều đó mà làm cho tâm mình bất an thì đó là tà kiến chứ không phải là chánh kiến. Vì đối với Chánh kiến của đạo Phật là đạo đức, thấy một cái sự vật đúng 1 cái sự vật làm cho chúng ta cởi mở, không phiền não đó là Chánh kiến.
Image may contain: 1 person, text

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CHÁNH PHÁP, TƯỢNG PHÁP, MẠT PHÁP - Thầy Thích Bảo Nguyên

Kinh Ví dụ cái cưa