BÀI KINH SÁU SÁU
Khi tk hình này, mình lại liên tưởng đến các bài kinh khác mà mình đã đọc qua. Minh ghi lại, các bạn có thể tìm hiểu bằng cách Google.
Sáu căn - sáu trần - sáu thức
Sáu căn: mắt - tai - mũi - miệng - thân - ý (não).
Sáu trần: sắc - thinh - hương - vị - xúc - pháp.
Sáu thức: nhãn thức - nhĩ thức - tỷ thức - thiệt thức - thân thức - ý thức.
Sáu căn thuộc về thân của chúng ta; Sáu trần là cảnh xung quanh chúng ta.
Sắc trần chỉ cho các vật có sắc tướng. Nói sắc trần chỉ cho danh từ chung, còn danh từ riêng chỉ cho những gì chúng ta nhìn thấy nhiều nhất chính là những người thân chúng ta, bạn bè huynh đệ chúng ta, các vật dụng, cây cối, sông ngòi, v.v..
Tương tự như vậy cho các phần còn lại: thinh, hương, vị, xúc, pháp.
Sáu căn, sáu trần gặp nhau và được sáu thức nhận biết. Sáu thức đây chính là tâm. Sự gặp gỡ của 3 pháp này là sáu xúc. Chúng ta nói vậy, nhưng khi có căn - trần gặp nhau là có hiện diện của xúc liền, trên ngôn từ phân tách, nhưng các pháp này nó khởi lên nhanh chóng.
Khi sáu căn sáu trần gặp nhau sẽ sanh khởi các tham ưu hay không, đó là mấu chốt của việc PHÒNG HỘ SÁU CĂN.
Kỹ thuật phòng hộ
Kỹ thuật phòng hộ được Phật dạy trong Kinh Đại niệm xứ, hoặc ở nhiều bài kinh khác. Trong bài viết này TP lấy ở Kinh Đại niệm xứ:
"Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo TUỆ TRI CON MẮT và TUỆ TRI CÁC SẮC, do duyên hai pháp này, KIẾT SỬ SANH KHỞI, VỊ ẤY TUỆ TRI NHƯ VẬY; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. "
Ở đây, khi ta nhìn - nghe - .... tâm ta KHỞI LÊN phiền não (tham đắm, hoặc không thích) thì chúng ta BIẾT tâm này.
Biết được tâm mình đó là TỈNH THỨC. Do có TỈNH THỨC chúng ta nhìn ra câu hữu với các SỰ THẬT: tập đế (tham, sân, si) và khổ đế (bất toại nguyện, ái biệt ly, v.v..) để xả đi; hoặc hướng tâm về sự thật: vô thường, khổ, vô ngã để hướng về xả ly, hướng về DIỆT ĐẾ (tâm thanh thản, an lạc).
Duyên bên ngoài không phải là kiết sử
"-- Cũng vậy, bạch chư Thượng tọa, con mắt không phải là trói buộc của các sắc; các sắc không phải là trói buộc của con mắt.
Và ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham gì, dục tham ấy ở đây chính là trói buộc." [1]
Các pháp bên ngoài chưa phải là khổ, chính sự dính mắc, phiền não với các pháp bên ngoài (săc - thinh - hương - vị - xúc - pháp) nên khi các pháp này biến hoại, đổi khác là chúng ta phiền não, khổ.
Cũng vậy, chính sự dính mắc vào nội thân (mắt tai mũi miệng thân, não) nên khi có sự biến hoại, đổi khác của thân này thì chúng ta sẽ phiền não.
Hộ trì chân lý là quán từ bỏ tham ái đối với 6 pháp bên ngoài và 6 pháp bên trong.
Để từ bỏ thì phải quán vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh. Đó là bản chất THỰC của các pháp này; do điên đảo tâm, điên đảo tình, điên đảo kiến nên chúng ta lầm chấp mà thôi.
Chính vì vậy, mà hằng ngày chúng ta ĐẶT NIỆM TRƯỚC MẶT để SUY TƯ, QUÁN XÉT cho thấu tỏ. Do duyên thấu tỏ sinh nhàm chán sáu trần, nhàm chán sáu căn; do nhàm chán nên ly tham, đó là cách đoạn diệt khổ đau mà đức Phật dạy cho chúng ta.
Sài-gòn, chiều 17.09.2020
__________
[1] Kiết Sử (S.iv,281) https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-41.htm
Nhận xét
Đăng nhận xét