VƯỢT QUA TAM GIỚI


- Dục giới: chỉ cho các lạc của thân, tham đắm 5 món dục trưởng dưỡng: sắc, thanh, hương, vị, xúc trên 5 căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân. - Sắc giới: chỉ cho tâm thức của ta. Tâm này hạnh phúc, khi mình sống đạo đức, nó tạo ra sự an vui hạnh phúc. Nếu mình còn chấp trước, đó là sắc tham kiết sử (gọi là sắc giới). Vị nào chứng được 4 thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, các ngài hưởng hạnh phúc an lạc của 4 thiền này cũng gọi là sắc giới (thiền hữu sắc). - Vô sắc giới: chỉ cho 4 trạng thái hạnh phúc của thiền vô sắc: không vô biên xứ tưởng, thức vô biên xứ tưởng, vô sở hữu xứ tưởng, phi phi tưởng xứ tưởng. Khi tu thiền vô sắc thì nó diệt ý thức, không còn ý thức làm chủ, 6 căn mắt tai mũi miệng thân ý nó không còn nhận biết, nó hưởng thụ cảm giác hỉ lạc khinh an của vô sắc, gọi là thiền vô sắc. Khi mình hưởng thụ cảm giác khinh an hỉ lạc vô thức thì đó là vô sắc giới. Nếu mình còn tham chấp, hưởng thụ cảm giác khinh an hỉ lạc của thiền vô sắc thì mình còn sống trong vô sắc giới. - Tâm thức mình có 2 phần hữu sắc vô sắc: hữu sắc chỉ cho là 6 căn mình còn hiện hữu, mình đang sống bình thường mà tâm mình nó khinh an hỉ lạc, đó là sắc giới. Nếu mình còn chấp vào cái lạc này thì mình còn sống trong cõi trời sắc giới. Thí dụ mình tu, mình có đạo hạnh, trí tuệ, từ bi hỉ xả, tâm mình hạnh phúc lắm. Hàng ngày mình sống hạnh phúc với trạng thái đó. Nếu mình tham chấp nó, mình cho rằng hạnh phúc này của tôi, giải thoát này của tôi, từ bi này của tôi, nó còn tự ngã này thì đó là sắc giới. Sắc giới thuộc về tâm, về hạnh phúc của tâm. - Còn dục giới nó chỉ cho các hạnh phúc của thân, thuộc về 5 món dục trưởng dưỡng: sắc thanh hương vị xúc. Thân mình hưởng thụ các cảm thọ lạc. Hàng ngày mình trưởng dưỡng các dục này gọi là dục giới, mình đang còn luân hồi trong cõi dục. - Còn người có tâm thánh thiện đạo đức, họ sống hạnh phúc trên tâm thức của họ. Nếu họ không trở về trung đạo, xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh thì nó còn là sắc giới. Các vị chứng thiền định là các ngài xả cái đó. Đầu tiên chứng sơ thiền. Chứng sơ thiền có 5 quả: tầm, tứ, hỉ, lạc và nhất tâm. Để ngài trở về trạng thái Hiện tại lạc trú thì ngài phải xả 5 cái chi thiền này: tầm, tứ, hỉ, lạc và nhất tâm; không còn chấp trước nó thì ngài mới an trú vào trạng thái Niết bàn trung đạo. Để ngài chứng nhị thiền thì ngài phải diệt tầm tứ, không có hoan hỉ chấp vào tri kiến của mình. Khi người ta có tầm tứ, người ta hoan hỉ trên cái tầm tứ đó, khi hoan hỉ thì người ta hay bị trạo cử, giống như mình có điều tốt gì hay đi khoe lắm. Con mình có điều gì tốt, gặp ai cũng khoe con tốt nó tốt lắm. Cái đó là trạo cử. Còn trạo cử của thượng phần kiết sử là trạo cử của Thánh. Khi mình tu tập mình chứng đạt các quả vị cao, nó hoan hỉ trong pháp của nó. Nếu mình không có niệm xả, không hướng đến Xả Giác Chi thì nó bị kẹt liền. Nó kẹt vào các thượng phần kiết sử liền: sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử và vô minh. Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử và vô minh – thuộc về tâm thức của ta. Còn hạ phần kiết sử nó thuộc về thân này: sắc, thanh, hương, vị, xúc. Thí dụ người này trước đây thèm ăn cái gì, khi nó thèm rồi nó cứ thèm cái đó. Khi thèm thì bắt người này làm người kia làm ăn. Đó là trạo cử của dục thân. Trạo cử là cái tâm không có định tĩnh, không có nhất tâm, không vô sự, không bất động. Người mà bất động, vô sự thì nó không có trạo cử những điều đó. Ai cho gì ăn nấy, đến giờ ăn thì đi ăn, ăn ngon dở thì mặc, không dính mắc. Tâm đó là bất động vô sự, nó không hữu sự chuyện ngon dở. Người diệt được cảm thọ dục của thân thì họ diệt được 5 triền cái tham, sân, hôn trầm, trạo cử và nghi. Nó còn ham thích điều gì chưa xả được là tham. Nó còn bất toại nguyện điều gì, đau khổ điều gì chưa xả được, cái đó là sân. Người nào không còn 5 triền cái: tham, sân, hôn trầm, trạo cử và nghi, tâm người ta sáng lắm. Đến đây các dục của thân không còn. Tâm của người ta giải thoát rồi. Khi nó giải thoát rồi thì nó thường bị kẹt chấp vào sự giải thoát. Vì vậy mà nó trạo cử đi khoe khoang người này người kia tôi chứng thiền định này kia. Tâm đó là trạo cử. Cho nên người này chưa có bất động. Người không thiện không ác, dù mình chứng cái gì thì xả luôn. Dù mình có chứng được sơ thiền, có tầm tứ, khinh an, hỉ lạc, định tĩnh nhưng mình không chấp, phải xả nó luôn. Cho nên trong thiền chứng thứ 4 Phật dạy tỳ kheo xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Ngay cả cái niệm thanh tịnh, niệm giải thoát, niệm không phiền não cũng xả luôn không có chấp trước. Tâm đó mới gọi là không thiện. Tâm đó mới gọi là Diệt đế, Niết bàn. Vì vậy Phật nói vô thủ chấp trước Niết bàn là như vậy. Mình không có chấp cái thành quả tu tập của mình, sự giải thoát của mình, mình phải trở về trạng thái trung đạo, không thiện không ác, gọi là bất lạc bất khổ, xả niệm thanh tịnh. Đến đây các ngài dẫn tâm về trạng thái Hiện tại lạc trú giải thoát niết bàn, không còn chấp gì cả thì tâm đó là bất tử, luân hồi chấm dứt.

(Phật tử đánh máy lại 1 phần bài giảng Vượt Qua Tam Giới - Thầy Thích Bảo Nguyên - Giảng ngày: 12-11-2018 - Nơi giảng: Thành phố Vũng Tàu)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CHÁNH PHÁP, TƯỢNG PHÁP, MẠT PHÁP - Thầy Thích Bảo Nguyên

Kinh Ví dụ cái cưa