THƯA HỎI VỀ BÀI KINH TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC
NP hỏi: Trong kinh Tất cả các lậu hoặc, ý cuối cùng là "có những lậu hoặc phải do tu tập đoạn trừ" thì tu tập ở đây em chưa hiểu lắm vì em thấy tri kiến, hay phòng hộ cũng là tu tập ạ.
Anh TP trả lời:
Kinh Tất Cả Lậu Hoặc Phật dạy có 7 cách để đoạn trừ đau khổ. Tùy theo lậu hoặc mà chúng ta phải sử dụng một hoặc nhiều hơn một cách trong 7 cách này.
Ví dụ 1: đói chúng ta phải ăn, rét phải mặc áo, v.v.. đó là thọ dụng đoạn trừ.
Ví dụ 2: bị bệnh phải uống thuốc, đó là do thọ dụng đoạn trừ.
Nhưng có những bệnh không khỏi được thì chúng ta làm sao? Phải kham nhẫn, phải chấp nhận, đó là có những lậu hoặc do kham nhẫn đoạn trừ, kham nhẫn để vượt qua cảnh khổ.
Khi tâm buồn, lo lắng, sợ hãi, bất an, v.v.. thì làm sao? Tu tập tâm hỷ, hoặc định niệm hơi thở xả tâm; hoặc quán tâm vô thường, v.v.. thì đó là do tu tập đoạn trừ.
Trong kinh Phật dạy do tu tập đoạn trừ đó là pháp bảy giác chi. Bảy giác chi này thì chúng ta phải có một tuần tự học pháp như bài kinh Thức Ăn ở kinh Tăng chi mà TP đã trích giảng trong Món Ăn Giải Thoát. Nhờ có sự tích tập các chi phần trước đó là tâm chúng ta có sức kham nhẫn trước những cảnh khổ (ốm đau, bệnh tật, chết) chứ bình thường làm sao có thể đối diện được. Vì bản chất tâm ta là "khó hộ trì, khó nhiếp". Nghĩa là, 6 cách trước đó ở mức độ nhẹ, thì cách thứ 7 đòi hỏi những công phu tu tập nhiều hơn.
Tóm lại, Chúng ta phải có một tuần tự tu tập. Người cư sĩ ban đầu giữ 5 giới, thân cận thiện tri thức, lắng nghe học giáo Pháp (Tứ diệu đế, 12 nhân duyên) để ứng dụng vào đời sống của mình, xả tâm phiền não và thực hành THIỀN QUÁN để thấu suốt các pháp (vô thường, khổ, vô ngã), từ đó tâm mới xả ra từ từ, tham sân si muội lược thì tâm chúng ta mới có sức mạnh để chiến đấu với nghịch cảnh.
(Tâm Phúc, Sài-gòn, 06.08.2020)
Nhận xét
Đăng nhận xét