HỎI VỀ THIỀN - TRẠO CỬ

HỎI 1:
Em thích ngồi thiền, ngồi thiền cảm thấy an lạc, thích thích. Nhưng có lúc em ngồi thiền vào trạng thái chỉ thấy hơi thở, không thấy người đâu, tĩnh lặng hoàn toàn, không niệm khởi, v.v..
Trả lời:
Ngồi thiền rất tốt cho sức khỏe và giúp tăng sức TỈNH THỨC. Em hãy cứ ngồi thiền. Anh cũng ngồi, hít thở theo yoga (kiểu bài thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện) và cả tập khí công bài Thiên Lý Tiêu Dao (Lương y Thuận Nghĩa dạy).
Em ngồi thiền mà thấy hơi thở, không thấy người thì bình thường thồi, vì ý thức chìm thì không thấy thân nữa, mà cái biết hơi thở đó là biết của tưởng thức hoặc cái thân thức bị đơ nên không nhận biết được.
Em phải hiểu, thân của chúng ta có 2 cái biết:
  • Cái biết của sắc thức là cái biết của 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Đây là cái biết bình thường của bất cứ ai (nếu người đó không bị khuyết tật).
  • Cái biết của tưởng thức, nó cũng có 6 cái biết nhưng là tưởng thức (sắc tưởng, thinh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, ... pháp tưởng).
Khi ngồi chúng ta tác ý: "hít vào tôi biết tôi hít vào, thở ra tôi biết tôi thở ra" và quan sát hơi thở thì không bao giờ bị mất ý thức được. Do đó, cơ thể hoàn toàn bình thường.
Không niệm khởi chỉ là một trạng thái không niệm thôi, một trạng thái tỉnh thức. Còn thiền của đạo Phật là ở chỗ không phiền não.
Khi em ngồi thấy an lạc và thích thú đó là tham đắm vào lạc, đó là tham sanh khởi.
Thiền của đạo Phật là xả cái tham này, vì biết cái lạc này là pháp hữu vi, do duyên sanh, vô thường, hoại diệt, không phải của ta. Em thử cố giữ xem cái an lạc đó tồn tại được bao lâu?
Thiền của đạo Phật là bất động trước ác pháp và cảm thọ (lạc và khổ, bất lạc bất khổ).
Bây giờ có ngươi chửi em, em không buồn, không phiền đó là thiền của đạo Phật.
Bây giờ em bị bệnh, bị chết mà em không lo lắng, sợ hãi... đó là thiền của đạo Phật chớ ngồi hít thở chỉ là pháp TỈNH THỨC thôi.

HỎI 2:
Khi tu tập có kết quả mình nói lên kết quả có sao không?
Trả lời: Em hãy đọc tâm mình, động cơ gì thúc đẩy mình muốn nói ra (khoe khoang) kết quả của mình?
Tập đế, tức là nguyên nhân của khổ, hay là thế giới của MA có gồm 10 kiết sử. Khi em hiểu 10 kiết sử là gì, em sẽ hiểu vì sao khi có vị tỳ kheo đến nói với ngài Xá lợi Phất là chứng thiền định và thần thông mà Ngài Xá Lợi Phất quở trách vị đó liền.
Nói tóm lại,
Tất cả các tình huống mà ngay nay một số người trong chúng ta gặp phải, hoặc thắc mắc đều có trong kinh Nikaya. Em #hãy_nghiên_cứu_kinh_nikaya cẩn thân sẽ rõ. Và đức Phật là bậc TOÀN GIÁC, từng lời, từng chữ ngài dạy trong kinh nikaya rất là sâu sắc. Ngài HT. Minh Châu cũng rất xuất sắc chuyển dịch sang tiếng Việt, không lẽ nào đệ tử không đọc vào chính lời Phật dạy.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CHÁNH PHÁP, TƯỢNG PHÁP, MẠT PHÁP - Thầy Thích Bảo Nguyên

Kinh Ví dụ cái cưa