HỘ TRÌ CÁC CĂN
...6 căn tiếp xúc với 6
trần, tâm dính mắc 6 trần, gọi là xứ. Khi tai tiếp xúc với tiếng nghe là xúc:
nhận biết âm thanh xung quanh mình. Khi tai nghe chăm chú, phóng dật chạy theo
cái tiếng đó gọi là xứ. Vì vậy Phật dạy chúng ta ta từ bỏ xứ. Khi tai mình dính
mắc, an trú vào xứ đó thì chúng ta dùng cái pháp để mình xả cái xứ đó - mình
dùng trí kiến, trí tuệ để mình quán mình xả. Mình biết rằng: thôi, tất cả các
pháp là nhân quả, vô thường, không có thật, là pháp sinh diệt. Chỉ cần chúng ta
với trí tuệ hiểu biết các pháp như vậy thì cái thức mình nó diệt liền.
Vậy nên Phật nói khi Vô
minh diệt thì hành diệt - hành là mình hành động theo cái cảnh đó. Và khi mình
hành động theo cảnh đó thì thức nó thực hiện liền.
Thức do sự hiểu biết
của mình, nhận thức của mình mà từ đó mình hành động thì nó tạo nên cái nghiệp.
Mà nếu cái thức này nó diệt thì nghiệp nó không tạo nên.
Thức giống bộ nhớ RAM
- bộ nhớ tạm thời trên máy tính: đánh văn bản nó lưu lại trên word nhưng tắt
máy không save lại (lưu lại) nó sẽ mất. Thức cũng vậy.
Ví dụ nghe lời khen -
vui - thức biết. Nếu chánh niệm ta biết nó là vô thường, là duyên hợp duyên
tan, không phải ta của ta - ngay đó thức diệt liền, nó không còn lưu trữ.
Trên máy tính cũng vậy khi mình làm gì thì cái bộ nhớ RAM nó lưu
lại thông tin này. Nếu mình chấp nhận thông tin này thì nó sẽ lưu trữ vào bộ
nhớ ROM, vào phần cứng hardware. Như vậy khi cái hành mình hành động như vậy
thì cái thức này nó ghi nhận, sau đó nó biết rằng tất cả các pháp là vô thường,
là duyên hợp duyên tan. Khi mình hiểu biết như vậy thì xem như chúng ta không
có chấp nhận. Khi mình không chấp nhận nó hoại diệt liền. Cũng vậy khi chúng ta
đánh 1 cái văn bẳn, đánh xong chúng ta không lưu nó lại, như vậy cái bộ nhớ RAM
này nó mất, nó không có tồn tại.
Như vậy khi 6 căn tiếp
xúc với 6 trần nó đều sinh ra 6 cái thức. Nếu chúng ta sống vô minh thì chúng
ta lưu vào bộ nhớ gốc. Ví dụ giờ người ta khen mình 1 câu, chúng ta vui mừng
quá, rồi chúng ta chấp thủ vào câu nói của người ta, mình mừng lắm mình vui
lắm. Không ngờ đó là lúc chúng ta đang huân cái nghiệp. Chừng nào chúng ta nghe
Trưởng Lão nói là từ trường, nó là những năng lực của nghiệp do những hành động
của mình, mình thực hiện như vậy. Còn bây giờ chúng ta vừa nghe tiếng khen như
vậy xem như là cái thức nó đã biết rồi. Chúng ta biết lời khen này là vô thường,
là nhân quả là không có thật, khi mình không chấp nhận thì ngay đó nó diệt
liền. Nó sẽ xóa sạch ngay cái thức của mình, coi như cái thức nó không lưu lại
nữa. Khi qua rồi chúng ta trở lại trạng thái bình thường, xem như là nghiệp của
mình nó không hình thành.
Cho nên chỉ cần chúng
ta có TRÍ TUỆ, nhận biết tất cả các pháp là vô thường, là duyên hợp duyên tan,
không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Vì vậy trên 6 căn này
khi nó tiếp xúc với 6 trần như vậy nó đều hiểu biết sự thật như vậy thì ngay đó
thức của mình nó hoại diệt, nó không có lưu lại.
Còn giờ hàng ngày
chúng ta sống vô minh, chuyện gì cũng dính mắc, chạy theo nó thì xem như là
thức này nó hoạt động. Khi nó hoạt động thì nghiệp nó tương ưng liền. Từ đó nó
tạo nên từ trường của nghiệp để mà nó duyên hợp đi tái sinh.
Còn bây giờ thức của
mình khi nó biết như vậy nhưng sau đó trí tuệ mình nó hiểu rằng nó là nhân quả,
nó là các pháp vô thường, nó sinh diệt. Khi
mình hiểu biết như vậy, ngay đó thức mình nó không chấp nhận. Khi nó không chấp
nhận, nó không lưu lại trong bộ nhớ hardware; bộ nhớ RAM nhớ tạm thôi, 1 lát
mình tắt máy nó mất tiêu.
Cũng vậy khi thức
chúng ta nó vừa tiếp xúc với các cảnh như vậy, chúng ta biết mọi thông tin như
vậy, nhưng mình không chấp nhận nó, mình biết rằng nó là các pháp vô thường, là
các pháp sinh diệt, nó không có thật, khi trí tuệ mình hiểu biết như vậy thì
ngay đó nó dừng lại liền, thức nó dừng lại liền. Nó vẫn nhận biết thông tin,
mọi cảnh nó nhận biết hết nhưng nó không có tác động, nó không lưu lại, nó không
tạo nên hành động nghiệp của nó nữa, xem như nó dừng lại đó. Qua thời gian, khi
nó qua rồi thì nó mất tiêu, nghiệp nó không tác động.
Ở đây Phật dạy chúng ta
từ bỏ 6 xúc xứ là lý do đó. Có nghĩ rằng khi mắt mình tiếp xúc với 6 trần như
vậy, tự nó diệt tức khắc liền, nghiệp nó không hình thành.
…Nghiệp quá khứ nó đến
từ 2 phần:
phần ngoại cảnh và
phần nội tâm.
Ngoại cảnh nó thuộc về
những cái pháp khi chúng ta đang tiếp xúc, đang hiện diện trên 6 căn của mình mình
đều ghi nhận nó là vô thường sinh diệt, nó không có pháp nào là ta là của ta là
bản ngã của ta thì ngay đó nó không còn chấp thủ. Còn ức niệm, quá khứ, nếu mà
nó đến nó cũng là nghiệp, nó là năng lượng rồi, nó tự sinh ra chứ không phải mình
muốn mà sinh ra đâu.
Hàng ngày trong tâm
nghĩ chuyện này chuyện kia nó không phải ý mình suy nghĩ mà nghiệp mình nó đang
sinh diệt. Tại vì cái tâm tham sân si của mình hàng ngày nó đang sinh diệt từng
giờ từng phút. Khi nó hoạt động như vậy thì niệm mình nó lăng xăng. Khi niệm mình
nó lăng xăng thì ý mình nó nhận ra. Chứ không phải ý mình nó đang lăng xăng, ý
mình nó là cái thức, nó không phải nó lăng xăng. Cái gì nó lăng xăng nó là cái
gốc của nghiệp, từ trường của nghiệp tham sân si mình nó lăng xăng, chứ không
phải cái ý thức của mình. Khi mà cái dục tham sân si mình nó quét sạch, nó
nguội lược thì cái ý thức mình nó thanh tịnh.
Tại sao mà cái ý thức
nó lăng xăng. tại vì nó là cái gốc của nghiệp, là tham sân si của mình, nó là
cái từ trường nghiệp nó lưu lại trong tàng thức, trong nghiệp lực của mình. Gọi
là cái nghiệp lực mình đã huân vô nhiều đời nhiều kiếp, nó là cái từ trường cho
nên khi chúng ta sống hiện tại thì tất cả những nghiệp quá khứ nó giao cảm, nhờ
tưởng nó giao cảm. Khi tưởng nó giao cảm những âm thanh hình ảnh sắc tướng thì
ngay đó ý thức mình nó nhận ra. Thường thì tưởng nó giao cảm nha. Những niệm
lăng xăng chuyện này chuyện kia thì tưởng nó giao cảm. Khi nó giao cảm ra thì
ngay đó ý thức mình nó phát hiện, từ đó ý thức nó nhận được thông tin đó: à nó
đang suy nghĩ này kia đó. Khi ý thức nó làm chủ, nó biết rằng: thôi những cái
pháp này là vô thường, là không có thật, nó không phải là ta là của ta là bản
ngã của ta thì ngay đó là diệt liền. Từ đó cái gốc nghiệp của mình nó đoạn diệt
sạch liền, nó đoạn diệt tận gốc.
Nó giống như chúng ta
nhổ 1 cái cây. Cho nên trong kinh đức Phật nói rằng khi ta đoạn diệt các lậu
hoặc của giống như 1 người nhổ cây tha la, nhổ tận gốc rễ của nó, nó không còn
sinh trưởng trong tương lai. Mà chúng ta muốn nhổ tận gốc rễ cái cây tha la như
vậy thì nó nhờ bằng TRÍ TUỆ của nó, bằng sự HIỂU BIẾT của nó. Nó biết rằng đây
là pháp duyên hợp duyên tan, là pháp vô thường, nó không có pháp nào là ta là
của ta thì ngay đó nó hoại diệt.
Khi cái niệm lăng xăng
nó khởi ra hàng ngày chúng ta dùng định vô lậu, dùng chánh kiến, chánh tư duy
để mình quán mình xả thì nó quét sạch. Khi nó quét sạch hết cái tâm tham sân
si, cái gốc nghiệp lực của mình nó không còn thì ngay đó tâm mình nó bất động. Thì
bây giờ nó bất động trên cái ý thức của nó. Trên cái ý của nó, nó nhận ra cái
trạng thái: à ko còn nghiệp nữa. Nếu nó còn dục thì cái ý thức mình nó lăng
xăng nó hoạt động theo cái dục của nó. Bây giờ cái dục mình nó hoại diệt hết, nó
không thâm sân si thì cái ý thức mình nó thanh tịnh. Ý thức thanh tịnh là chỗ
đó, cũng chỗ là 1 cái ý thôi nhưng cái gốc mình nó còn hay không còn, do cái sự
hoạt động của nghiệp nhân quả nó tạo nên.
Như vậy vọng tưởng
lăng xăng do đâu mà có. Do cái gốc nghiệp tham sân si, chứ không phải do ý… Ý
thức của mình là cái thức thôi, chứ không phải là những cái niệm lăng xăng.
Chừng nào giờ mình tưởng những cái niệm lăng xăng là của ý thức.
Từ đó người ta lầm
lạc, người ta tu nhiều pháp môn diệt ý thức. người ta tu nhiều pháp môn diệt ý
thức, không ngờ chúng ta diệt luôn niệm của mình, từ đó mà rớt vào tưởng hết
chơn. Ở đây Phật dạy chúng ta xử lý cái gốc, cái nguồn gốc để mình tạo ra cái
niệm lăng xăng vọng tưởng của mình, do nghiệp lực tham sân si của mình nó lưu
xuất nó tạo ra. Tại vì nó là từ trường của nghiệp. Cho nên Phật nói: chúng sinh
sinh ra từ nhân quả, sống trong nhân quả và chết về nhân quả. Vì vậy những niệm
lăng xăng do sự vô thường của cái nghiệp nó sinh khởi, những niệm của mình nó
là vô thường, cũng là pháp sinh khởi. Nó là pháp mà, đã là pháp thì nó có sự vô
thường sinh diệt của nó. Như vậy những cía niệm của mình nó cũng là sự vô
thường sinh diệt của nó. Đã là vô thường là hoại diệt, nó không có thật. Khi nó
khởi ra trong tâm mình thì mình biết nó, mình không theo nó, nó hoại diệt liền.
Cũng vậy các pháp xung
quanh mình cũng vô thường, thân mình nó cũng vô thường, thân mình nó cũng là 1
pháp. Thân mình 1 ngày nào đó nó cũng hoại diệt. Ý mình, cái niệm mình cũng là
pháp thì nó cũng có sự sống của nó, nhưng mà sự sống của nó ngắn lắm. Nó vừa
khởi cái niệm, chúng ta biết rằng đây là vô thường không có thật, chúng ta không
chấp thủ nó nó hoại diệt liền. Cũng vậy bây giờ mình thấy những cây cỏ, nó cũng
là pháp. Bây giờ mình biết nhưng cầy cỏ nó cũng sẽ chết, vì mình biết nó chết chúng
ta nhổ lên thì nó mới chết. Còn nếu bây giờ chúng ta hiểu rằng nó vĩnh viễn không
chết, chúng ta nhổ lên nó cũng sống. Vì mình biết nó sẽ chết nên người đó họ
nhổ lên. Còn nếu mình hiểu rằng cái cây cỏ này nó không chết thì chúng ta nhổ
lên cũng vô nghĩa. Cũng vậy nếu cái niệm mình nó trường tồn, tồn tại mãi thì
chúng ta không thể diệt thức được...
(Phật tử đánh máy một phần bài giảng: Hộ Trì Các Căn - Thầy Bảo Nguyên - Giảng ngày 16/11/2012 tại Tu viện Chơn Như)
Nhận xét
Đăng nhận xét