TÁC Ý TÂM BẤT ĐỘNG VÔ SỰ
Tâm Bất Động Vô Sự là trạng thái giải thoát Niết Bàn, chấm dứt ngũ triền cái tham sân si mạn nghi.
✥ Một vị có Tâm Bất Động Vô Sự là tâm không còn buồn khổ, than vãn bất cứ điều gì.
Ví dụ: dù thân này có bệnh đau, tâm luôn hoan hỷ vượt qua; dù thân này có đói khát, tâm không lo lắng sợ hãi; dù bị người khác xúc phạm, chà đạp, chửi mắng, tâm luôn thương yêu tha thứ; thấy chuyện xấu tốt của người khác, tâm không tranh luận, phê phán; hoặc bị mất mát tài sản, tâm không tiếc nuối, than trách; hoặc bị người khác ghét bỏ, tâm không oán hờn, thù hận; hoặc bị tai ương hoạn nạn, tâm không chán nản, buồn khổ; hoặc bị làm ăn thất bại, tâm không buông xuôi, tuyệt vọng; hoặc chia lìa (mất) người thân tâm không bi thương, sầu khổ…
✥ Một vị có Tâm Bất Động Vô Sự là luôn sống hòa ái, bình đẳng với mọi người xung quanh, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, nam nữ, bệnh đau hay mạnh khỏe, thông minh hay ngu dốt...
✥ Một vị có Tâm Bất Động Vô Sự là khi làm điều gì tốt cho ai không có chấp công, khoe khoang; hoặc tu tập có kết quả tốt tâm không tự mãn chấp trước.
✥ Một vị có Tâm Bất Động Vô Sự là không tham chấp danh lợi, cung kính và quyền lực.
✥ Một vị có Tâm Bất Động Vô Sự là luôn có lòng từ bi hỷ xả vô lượng, biết thương yêu tha thứ mọi sự khổ của chính sinh.
✥ Một vị có Tâm Bất Động Vô Sự là luôn sống đoàn kết theo sáu pháp lục hòa Phật dạy:
1. Thân hòa cộng trụ: là mọi người được bình đẳng về chỗ ở của mình, không phân biệt thân phận giàu, nghèo, chức vụ và địa vị.
2. Khẩu hòa vô tránh (Chánh ngữ): là biết tôn trọng lời nói lẫn nhau, không tranh luận hơn thua, không nói lời chia rẻ, công kích gây mất đoàn kết, luôn nói những lời từ ái, hòa nhã và biết xây dựng ý kiến tốt chung cho mọi người.
3. Ý hòa đồng duyệt: là biết tôn trọng ý kiến của người khác, tâm ý luôn hoan hỷ vui vẻ với nhau, không sanh tâm đố kỵ, kiêu căng, chỉ trích và phê phán.
4. Giới hòa đồng tu: là mọi người đều được bình đẳng về sự thực hành chánh pháp và giới luật Phật đã dạy.
5. Kiến hòa đồng giải: là luôn lấy Chánh Kiến Vô Ngã để hòa giải mọi khúc mắc, mâu thuẩn trong một đoàn thể, không bảo thủ tư tưởng và định kiến của mình, biết chia sẻ những ý kiến tích cực để xây dựng lợi ích chung cho mọi người.
6. Lợi hòa đồng quân: là tất cả của cải vật chất mọi người đều được bình đẳng chia điều trong một đoàn thể, không phân biệt thân phận giàu, nghèo, chức vụ và địa vị.
✥ Một vị có Tâm Bất Động Vô Sự là có trí tuệ giác ngộ chân lý Tứ Diệu Đế và thông suốt ba pháp quán: Vô thường, Khổ và Vô ngã. Nhờ thông suốt các pháp trên mà các phiền não tham sân si mạn nghi đoạn diệt, tâm vị ấy không còn nghiệp khổ luân hồi sinh già bệnh chết. Cho nên Phật dạy người có Tâm Bất Động Vô Sự như sau:
"Như đất, không sân hận
Như trụ đá, kiên trì
Như hồ, không bùn nhơ
Vị ấy không luân hồi".
(Kinh pháp cú)
Như trụ đá, kiên trì
Như hồ, không bùn nhơ
Vị ấy không luân hồi".
(Kinh pháp cú)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Thích Bảo Nguyên
Thích Bảo Nguyên
Nhận xét
Đăng nhận xét