[Món Ăn Giải Thoát] - Bài 2: VIÊN MÃN LÒNG TIN
“Nghe DIỆU PHÁP được viên mãn thời làm viên mãn
LÒNG TIN”.
Do duyên thân cận thiện tri thức mà chúng ta có
duyên nghe DIỆU PHÁP. DIỆU PHÁP là pháp vi diệu. Pháp vi diệu là pháp đoạn diệt
khổ, chấm dứt khổ ở ngay hiện tại, chấm dứt tái sanh luân hồi, chấm dứt khổ đế.
Pháp vi diệu đó chính là TỨ DIỆU ĐẾ, 12 NHÂN DUYÊN.
Khi chúng ta đến với bậc thiện tri thức
chúng ta được nghe và hiểu về:
·
Đường đi nhân quả.
·
Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.
·
12 nhân duyên.
·
5 hạ phần kiết sử, 5 thượng phần kiết sử.
·
Thân ngũ uẩn.
·
Ba thế giới: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.
·
Thế giới tâm thức: A tu la, Ngạ quỷ, Súc sanh, Địa ngục, Người, Trời.
·
Vô thường.
·
Vô ngã.
·
v.v..
Khi chúng ta nghe và hiểu được những điều
chân lý này thì chúng ta có NIỀM TIN. Niềm tin như vậy là CHÁNH TÍN, đó là tin
trên sự giác ngộ BỐN SỰ THẬT.
Lòng tin là một trong những chi phần của quả
Dự lưu.
·
Có lòng tin bất động với Phật.
·
Có lòng tin bất động với Pháp (Tứ Diệu Đế).
·
Có lòng tin bất động với Tăng (những người thực hành theo Bát Chánh Đạo).
·
Có lòng tin bất động với Giới.
Tại sao chúng ta có lòng tin như vậy? Vì
chúng ta được nghe Diệu Pháp và có Chánh Kiến thì khi đó mới có LÒNG TIN. Khi
này lòng tin mới thật sự là có chỗ đứng, không mất đi. Lòng tin này là Tín Căn,
lòng tin vững chắc, tuyệt đối với Pháp Phật, với Tứ Diệu Đế, 12 nhân duyên, với
thiện pháp.
“-- Này Hiền giả, có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử có
chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành
tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư
Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn
diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy
Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt
đối và thành tựu diệu pháp này.” (Kinh Chánh Tri Kiến
– MN 09. Trung Bộ Kinh)
Trên bước đường tu tập, chúng ta phải đoạn
trừ được ba kiết sử đầu tiên: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Giới cấm
thủ, nghi được đoạn trừ bằng Chánh kiến, bằng sự thông hiểu Bát chánh đạo, các
phẩm trợ đạo. Thân kiến cũng đoạn trừ bằng Chánh kiến, đó là hiểu các pháp là
vô thường, không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta.
Chỉ khi nào chúng ta đoạn trừ được thân
kiến, đoạn trừ được nghi hoặc, đoạn trừ giới cấm thủ thì khi đó chúng ta tu tập
và hướng dẫn người khác tu không có sai pháp, sự tu tập mới có kết quả giải
thoát thiết thực, hiện tại; khi đó các tà kiến, vô minh, chấp thủ mới được loại
bỏ và sống hộ trì chân lý với pháp Tứ Chánh Cần. Người đoạn trừ được ba kiết sử
đầu tiên là chứng đạt Dự lưu quả, từ đây người này bước chân vào dòng giải
thoát, đoạn trừ các thế giới khổ, sống hộ trì chân lý, nhất hướng Niết bàn:
“-- Khi
nào, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử
nhiếp phục được năm sợ hãi, hận thù, khi nào được đầy đủ bốn Dự lưu chi, khi
nào Thánh lý (nàya) nhờ trí tuệ được khéo thấy, được khéo thâm nhập, khi ấy, vị
ấy nếu muốn, có thể tự mình tuyên bố cho mình: “Ta
là người đoạn diệt được địa ngục, đoạn diệt được bàng sanh, đoạn diệt được ngạ
quỷ, đoạn diệt được cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, ta không còn bị
đọa lạc, ta đã được quyết định, Chánh Ðẳng Giác là mục tiêu tối hậu của ta”.
(Kinh Tương Ưng Bộ, Tương Ưng Nhân Duyên)
Tóm lại:
Viên mãn nghe DIỆU PHÁP là Viên mãn Chánh
kiến, viên mãn Chánh kiến thì viên mãn niềm tin, đoạn trừ thân kiến, nghi, giới
cấm thủ. Giai đoạn học Chánh kiến, thực hành Tứ Chánh cần là giai đoạn vất vả,
khó khăn bởi từ ngàn kiếp chúng ta đã huân tập biết bao tà kiến, bao điều uế
ác, tập nhiễm nơi tâm, những mê lầm, tham lam, sân hận, si mê, ích kỷ, đố kỵ,
ganh ghét, v.v.. và đặc biệt chấp thủ các pháp là ta, là của ta, là bản ngã của
ta.
Nhận xét
Đăng nhận xét