THẾ GIỚI 12 NHÂN DUYÊN

 

THẾ GIỚI 12 NHÂN DUYÊN
THẦY THÍCH BẢO NGUYÊN





                                           (TÀI LIỆU GHI LẠI TỪ PHÁP ÂM CỦA THẦY)














THẾ GIỚI MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN

(27-09-2013)

Hôm nay thì Thầy sẽ trả lời về cái phần: Ý nghĩa của thế giới 12 nhân duyên.

Thì cái điều này từ nào giờ chúng ta đã được nghe giảng dạy rất là nhiều, thứ nhất là bên Phật giáo phát triển, đến thời Trưởng lão thì chúng ta cũng đã thông suốt cũng rất là nhiều.

Hôm nay Thầy cũng nói về cái ý nghĩa 12 nhân duyên để mà nó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn. Khi chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới 12 nhân duyên này thì chúng ta tu tập nó sẽ giúp cho mình hướng đến cái Diệt đế - Niết Bàn thực sự.

Cho nên tất cả những cái điều gì Phật dạy chúng ta trong Chánh pháp của Ngài hầu giúp cho chúng ta thông suốt các Pháp nó như thật để từ đó mà nó giúp cho chúng ta đoạn diệt các lậu hoặc tham - sân - si - mạn - nghi của mình, từ đó mà chúng ta hướng đến diệt đế Niết Bàn.

Nói chung là tất cả những gì Phật dạy chúng ta như là Tứ Diệu Đế này, trong đó có Bát Chánh Đạo, rồi có 37 Phẩm trợ đạo, rồi có 12 Nhân duyên tất cả những cái pháp này nó đều hướng đến để giúp cho chúng ta thông suốt sự thật các pháp, thấy được các sự khổ và nguyên nhân của khổ, thấy được trạng thái diệt khổ và từ đó chúng ta hướng đến Niết bàn. Nói chung tất cả mọi cái pháp của Phật, Ngài dạy chúng ta là nhằm hướng đến là để đoạn diệt mầm mống sinh tử, chấm dứt luân hồi, không còn bị tái sinh nữa.

Như vậy rằng là những gì mà chúng ta bị vô minh nó che kín để mà chúng ta bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi là cũng từ nơi thân tứ đại này thôi, ngoài cái thân tứ đại này ra nó không có một cái cõi giới nào siêu hình. Từ nào tới giờ bên Phật giáo phát triển có dạy mình có những cõi giới siêu hình, chẳng hạn như là cõi trời, cõi địa ngục, cõi thiên đàng cực lạc, cõi ma, cõi quỷ thì từ nào tới giờ người ta hiểu chưa có thông suốt về các thế giới này. Đức Phật, Ngài dạy chúng ta 6 trạng thái luân hồi là chỉ cho cái thân tứ đại này, chỉ cho cái thân ngũ uẩn này, nó không có ngoài cái thân ngũ uẩn này nó có những cái giới  khác đâu. Cõi trời, cõi người, cõi a tu la, cõi địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh nó cũng nằm nơi cái thân tứ đại này.

Nếu mà chúng ta vô minh thì chúng ta sẽ bị chấp thủ theo mọi hành nghiệp nhân quả tham sân si mạn nghi của mình mà từ đó nó sẽ tương ưng, nó sẽ hóa sanh, chuyển luân trong sáu trạng thái luân hồi. Như vậy rằng là cái thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay, thế giới của thức chỉ cho thế giới quan, như vậy rằng 6 trạng thái luân hồi nó phản ánh từ nơi cái thức của chúng ta. Thì một lát nói đến cái phần thức trong 12 nhân duyên Thầy sẽ nói rõ về cái phần này để cho quý phật tử chúng ta hiểu.

Thì như vậy, từ nào giờ Phật giáo chúng ta thường quan niệm nó có 2 cái điều mà người ta hiểu trước đây chỉ cho là thế giới quan và vũ trụ quan. Cho nên người ta quan niệm thế giới quan và vũ trụ quan là chỉ cho các cõi, các cõi giới chẳng hạn như là cõi giới siêu hình mà cũng như là các cõi trời ngũ sắc siêu hình trong 3 cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Dục giới chỉ cho cái giới mà chúng ta đang sống và cũng như là các cõi Trời ngũ sắc siêu hình, người ta cho rằng nó có những cõi ngũ sắc, là sắc giới chỉ cho thế giới siêu hình. Còn ở đây là chúng ta phải hiểu rằng thế giới quan và vũ trụ quan là chúng ta phải hiểu trên cái thân tứ đại này, nó nằm trên cái thân tứ đại này chứ không nằm ngoài thân tứ đại này. Chúng ta phải xác định điều này để mà chúng ta không bị lầm lạc, nếu mà chúng ta không có thông suốt cái điều này của Phật dạy thì chúng ta tu hành không giải thoát đâu.

Từ nào tới giờ chúng ta cho rằng nó có những cõi giới siêu hình, họ cho rằng ngoài cái thân ngũ uẩn mình, ngoài cái cõi dục giới mình đang sống, cái quả đất mình đang sống nó có những giới khác, chẳng hạn như cõi trời, nó có những cõi trời siêu hình, hoặc là cõi địa ngục siêu hình, hoặc là cõi ngạ quỷ siêu hình .v.v... Người ta cho rằng nó là những cái cõi ngoài cái tâm thức của con người có những cái cõi đó. Thì thật sự rằng những cái cõi giới đó nó nằm nơi cái thân ngũ uẩn của chúng ta hết, từ cõi trời, cõi người, a tu la, cõi địa ngục, cõi ngạ quỷ, súc sanh, tất cả những cái cõi này nó nằm trên cái thân ngũ uẩn của chúng ta. Như vậy rằng nó thuộc về thế giới quan và vũ trụ quan, nơi cái thân ngũ uẩn này luôn. Thế giới quan và vũ trụ quan theo như Phật dạy chúng ta, nơi cái thân ngũ uẩn này nó gồm có sắc, thọ, tưởng, hành, thức phải không? Các thế giới đó, các trạng thái luân hồi của mình nó nằm nơi cái thân ngũ uẩn này, không có ngoài cái thân ngũ uẩn của mình.

Thí dụ bây giờ khi mà chúng ta sống trong cái trạng thái đau khổ, bất an, lo lắng, sợ hãi đó là trạng thái của địa ngục, thuộc về cái cảm thọ trạng thái địa ngục, đó là một cái thế giới của nó. Hoặc là cái trạng thái đói khát, thèm thuồng, ham muốn, ưa cái ăn, đói khát đó là ngạ quỷ. Còn cái trạng thái súc sanh là chúng ta sống ác với mọi loài mà không có tàm quý, chúng ta giết hại chúng sinh mà không có thương xót, không có xấu hổ bởi cái hành động làm của mình, đó là chúng ta bị tương ưng với trạng thái là súc sinh. Rồi con người sống biết có lương tâm, biết có tâm tàm quý, chúng ta biết xấu hổ bởi những điều sai của mình, mình không có làm những điều ác cho mình, cho mọi người và cho chúng sinh, như vậy rằng chúng ta sẽ được tương ưng với trạng thái cõi người. Rồi kế đến hằng ngày chúng ta sống đúng với 10 điều lành, hằng ngày mình sống thiện với mọi người, sống thương yêu và tha thứ, sống biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trong mọi cái nhân quả xấu ác nó đang xảy ra; sống mà không có đố kỵ, không có ganh ghét, không có hơn thua, không có tỵ hiềm mà chúng ta sống như vậy, đó là chúng ta đang tương ưng với cõi trời. Khi mà chúng ta tương ưng trên cõi trời này, chúng ta tu hành cái pháp Bát chánh đạo mà Phật dạy, mình tu tập cái lộ trình Bát Chánh Đạo để đưa đến diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp, đoạn diệt các lậu hoặc tham, sân, si, mạn, nghi một cách hoàn toàn thì ngay đó chúng ta sẽ được hóa sanh và tương ưng với trạng thái Niết Bàn ngay cái hiện tại này luôn.

Đó, như vậy rằng là sáu cái trạng thái luân hồi, chúng ta hiểu rằng nó là thế giới quan và vũ trụ quan luôn. Thế giới quan là chúng ta đang sống, chỉ cho sáu cái thức, sáu căn của mình nó đang tiếp xúc với các pháp trần mà mình đang tiếp xúc, nó là thế giới quan chúng ta đang sống.

Còn vũ trụ quan nó chỉ cho nơi cái tâm thức của chúng ta nó tạo ra cái vũ trụ quan này. Nếu chúng ta sống vô minh thì chúng ta sẽ hành động theo nghiệp lực tham, sân, si của mình, từ đó nó sẽ tương ưng vào sáu trạng thái luân hồi này. Một người ác, một người giết hại chúng sinh thì ngay đó họ đã tương ưng và hóa sanh vào thế giới của súc sinh. Họ tạo cái nhân phải không? Một ngày nào đó cái quả nó sẽ đến.

Cũng vậy, khi mà chúng ta biết cái Chánh pháp của Phật, giác ngộ được Tứ Diệu Đế là khổ, tập, diệt, đạo. Chúng ta thấy được cái khổ và nguyên nhân của khổ, thấy được các lậu hoặc của mình, từ đó mà chúng ta hướng đến đoạn diệt nó, không có chấp thủ nó, từ đó mà chúng ta được tương ưng và hóa sanh trong cái trạng thái Niết Bàn để mà chấm dứt luân hồi sinh tử, không còn bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.

Thì như vậy, Thầy nhắc lại lần nữa: Cái thế giới quan và vũ trụ quan mà Phật dạy mình đó là chỉ cho cái thân ngũ uẩn của chúng ta, mà trong thân ngũ uẩn này khi mà chúng ta đang sống thì những cái cảm xúc, những cái đau khổ, lo lắng, sợ hãi, bất an hoặc là hạnh phúc, hoặc được an lạc nó phản ảnh sáu cái trạng thái luân hồi của chúng ta trong đó. Chứ từ nào tới giờ bên Phật giáo phát triển người ta cho rằng vũ trụ quan là các cõi giới siêu hình, trong đó nó có những cõi trời vô sắc. Do người ta lầm lạc, ngộ nhận ra những điều không có chân thật này, mà từ đó người ta hiểu cái thế giới 12 nhân duyên nó sai hết. Khi mình hiểu mà nó sai cái thế giới 12 nhân duyên này thì chúng ta không tu hành giải thoát được. Cho nên Đức Phật có nói tất cả các pháp mà Phật hướng cho chúng ta, chúng ta tu tập, hành trì trên cái thân tứ đại này thôi, tu tập được giải thoát hay không là cũng từ nơi cái thân tứ đại này, không có ngoài thân tứ đại này và tất cả các pháp hành mà Phật dạy chúng ta đều nhằm hướng đến đoạn diệt các lậu hoặc, được giải thoát hoàn toàn cũng từ nơi cái thân tứ đại này. Chúng ta không có nương vào một pháp gì bên ngoài hết. Vì vậy mà Phật có nói: Này các Tỳ kheo, các con phải lấy các con làm đảo cồn nương tựa cho các con, các con phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, các con phải lấy giáo pháp của Như lai làm đảo cồn nương tựa, phải tự mình thắp đuốc lên mà đi thôi, chứ không có nương tựa bất cứ cái pháp gì trên đời, là lý do đó.

Cho nên Đức Phật dạy chúng ta giáo pháp, chánh pháp của Ngài là hướng cho chúng ta tu tập trên cái thân tứ đại này. Cho nên Đức Phật thường nói cái điều này trong kinh như thế này: Chúng ta tu tập để hướng đến giải thoát đó là Thánh giới uẩn rồi, là Thánh định uẩn, Thánh tuệ uẩn. Cái uẩn ở đây là chúng ta hiểu rằng nó chỉ chung cho cái danh từ chỉ cho cái thân tứ đại này, chỉ cho cái thân ngũ uẩn này và tất cả mọi cái pháp mà chúng ta tu tập để hướng đến chấm dứt mọi cái lậu hoặc, mọi cái phiền não tham, sân, si, mạn, nghi của mình là nó nhờ Thánh giới uẩn, Thánh định uẩn, Thánh tuệ uẩn chỉ cho chúng ta tu tập cái Thánh giới này trên cái thân tứ đại này, không có ngoài cái thân tứ đại này ra. Và cũng không có những thế giới siêu hình từ nào tới giờ người ta hiểu nó, có những cõi trời siêu hình khi mình tu khi mà thân hoại mạng chung thì chúng ta sẽ được tái sanh vào cõi trời đó, đó cho nên do người ta hiểu sai lầm như vậy.

Khi mà chúng ta sống thiện, sống giữ gìn 5 giới và 10 điều lành thì ngay đó chúng ta tương ưng và hóa sanh vào cõi trời, gọi là thiên giới ngay tại hiện tại của chúng ta đang sống luôn. Trong cái thiên giới này chúng ta vẫn tiếp tục tu tập cái pháp diệt ngã, xả tâm ly dục ly ác pháp, mà chúng ta phải thông suốt 4 Chân lý Tứ diệu đế mà Phật dạy mình, thấy được khổ, thấy được nguyên nhân của khổ, thấy được trạng thái diệt khổ, thấy được con đường đưa đến diệt khổ.

Khi mà chúng ta đã thông suốt 4 cái sự thật này là hằng ngày chúng ta siêng năng, cần mẫn để mình tinh tấn hộ trì các Chân lý này, để mình hướng đến đoạn diệt các lậu hoặc tham, sân, si, mạn, nghi. Khi mình đoạn diệt các lậu hoặc đến đâu thì cái trạng thái diệt đế, trạng thái Niết Bàn sẽ xuất hiện đến đó và chúng ta sẽ được giải thoát ngay cái hiện tại này luôn. Cho nên Đức Phật có nói rằng là “Pháp ta thiết thực hiện tại không có thời gian đến để mà thấy có quả tức thời” là như vậy.

Cho nên từ nào tới giờ người ta do không có hiểu cái Pháp thiết thực hiện tại này rồi người ta mơ tưởng tới một thế giới nào bên ngoài, chờ rằng khi mình tu đi, sau đó mình sẽ chết, mình sẽ được tái sinh vào một thế giới nào đó để mình được ở trên đó mình được tu tập, mình được giải thoát. Nếu mình hiểu như vậy là nó đi ngược lại lời dạy của đức Phật là “Pháp ta thiết thực hiện tại không có thời gian đến để mà thấy có quả tức thời” mà. Thí dụ như Tâm nó khởi lên một niệm phiền não, một cái niệm tham, một cái niệm sân, một cái niệm si mà mình hiểu nó như thật: đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, mình đừng có hành động theo những điều bất thiện này thì ngay đó là diệt đế đó. Khi mình xả những điều bất thiện ấy thì ngay đó là mình diệt đế rồi, thì ngay đó nó tương ưng trạng thái Niết Bàn tức khắc ngay hiện tại này. Và chúng ta không có chờ để mà chết đi rồi mình tái sanh một thế giới siêu hình cõi trời nào đó để chúng ta tiếp tục tu tập giải thoát, nếu mà chúng ta hiểu như vậy là chúng ta đi ngược lại chánh pháp của Phật rồi.

Cho nên từ bao giờ người ta hiểu cái thế giới 12 nhân duyên, gọi là vũ trụ quan là họ chỉ cho những cõi giới siêu hình, những cõi trời siêu hình để khi chúng ta chết về đó để chúng ta tiếp tục tu tập, để mình được giải thoát, để mình được nhập Niết Bàn nơi những cõi thế giới ấy. Nếu chúng ta hiểu như vậy là chúng ta không có thông suốt về thế giới 12 nhân duyên Phật dạy. Trong khi thế giới 12 nhân duyên Phật dạy chúng ta là chỉ cho cái thân tứ đại này, chỉ cho cái thân ngũ uẩn này, chúng ta tu tập mới hướng đến cứu cánh giải thoát - Niết bàn. Và chúng ta chuyển luân trong sáu nẻo luân hồi là cũng từ cái thân tứ đại này luôn, nó không có ngoài cái thân tứ đại này.

Thì nãy giờ Thầy nói sơ qua về ý nghĩa thế giới quan và vũ trụ quan trong cái 12 nhân duyên.  Cho nên chúng ta phải xác định cái hiểu biết này để chúng ta tu tập mới hướng đến cứu cánh giải thoát Niết bàn thực tế ngay nơi cái thân tứ đại này. Và chúng ta không có chờ chúng ta phải tái sinh một cái cõi giới siêu hình nào khác để chúng ta tu tập nữa. Nếu mà chúng ta không có thông suốt cái điều này của Phật dạy thì chúng ta tu hành không giải thoát đâu.

Thì Đức Phật dạy chúng ta nó có 3 cõi là dục giới, sắc giới và vô sắc giới là chỉ cho cái thân tứ đại của chúng ta luôn.

Dục giới là chỉ cho cái lòng ham muốn của mình, chúng ta tham đắm.

Sắc giới chỉ cho sáu căn của mìnhgọi là sáu thức nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức và ý thức chỉ cho sắc giới, chỉ cho sáu cái thức của mình nó tiếp xúc với các pháp trần mà nó nhận biết gọi là sắc giới.

Còn vô sắc giới chỉ cho những cái trạng thái siêu hình, trong đó thì nó có tưởng thức, thì trong cái thân ngũ uẩn mình nó có 3 cái thức. Sắc thức là chỉ cho sáu căn của mình gọi là sắc thức. Còn tưởng thức là chỉ cho mộng tưởng, những cái trạng thái của tưởng uẩn, các sắc tưởng nơi cái thân tứ đại của chúng ta nó tạo ra. Thí dụ bây giờ mình thấy cái người đó họ biết được cái chuyện quá khứ, vị lai, cái gì cũng biết vậy? Đó là tưởng, gọi là cái tưởng thức của mình nó biết. Chẳng hạn như các nhà ngoại cảm, họ đi tìm mộ, họ dùng cái tưởng này họ giao cảm với người mất, gọi là vô sắc giới, mình gọi những năng lực đó là vô sắc giới. Hoặc là mình biết chuyện quá khứ vị lai, tất cả những năng lực thần thông này nó thuộc về vô sắc giới hết, nó thể hiện siêu không gian và thời gian, gọi là thế giới siêu hình chứ nó không có linh hồn nào hết, mà nó chỉ cho cái tưởng thức mà nó hoạt động trong cái siêu hình, siêu không gian, thời gian gọi là vô sắc giới.
Trong cái bốn thiền vô sắc: không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng và phi phi tưởng xứ nó thuộc về vô sắc giới hết. Nó thuộc về cái trạng thái của tưởng uẩn, nó là những cõi vô sắc. Còn cái cõi hữu sắc mà chúng ta đang sống chỉ cho sáu cái giác quan, chỉ cho là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mà chúng ta đang sống với nó là cõi hữu sắc chỉ cho sắc giới.

Cho nên khi Đức Phật tu xong rồi, Ngài đã thấy được các cõi này nó cũng đều là vô thường, không có thật, không có cái pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Do Ngài đã thắng tri sự thật của các pháp như vậy cho nên Ngài không có chấp thủ, thì ngay đó Ngài xả, Ngài không có sống trong các cõi giới này, ngay đó Ngài vượt qua tam giới là dục giới, là sắc giới, là vô sắc giới. Dục giới là chỉ cho các dục, lòng ham muốn của mình. Sắc giới là chỉ cho sáu cái giác quan của mình nó đang tiếp xúc, mà nếu nó tiếp xúc nó tham đắm chạy theo cái dục của nó gọi là dục giới. Còn vô sắc giới chỉ cho cái giới của thế giới siêu hình, chỉ cho thế giới của tưởng thức. Trong tưởng thức này nếu mà nó còn tham đắm chạy theo cái dục ưa thích của nó thì nó thuộc về dục giới luôn. Cho nên Đức Phật có nói dục, sắc dục và vô sắc dục, nếu chúng ta vượt qua 3 cái dục này thì ngay đó chúng ta được hóa sanh và tương ưng trạng thái Niết bàn.

Phật tử hỏi:  Nãy giờ Thầy giảng sơ lược phía ngoài về cái vấn đề thế giới quan với lại vũ trụ quan thì nó thuộc về trong 5 cái thân ngũ uẩn và tứ đại của mình, nhưng mà áp dụng vào trong 12 nhân duyên, nói về thế giới quan đi, và cả luôn vũ trụ quan nữa. Con người ta vì vô minh mà tái sanh, vì vô mình (…) đắm chìm cái nghiệp lực để mà đi tái sanh. Trong những cái bước từ vô minh cho tới hành, tới thức, nó được áp dụng trong cuộc sống của mình thì mình phải làm sao? Thí dụ như bây giờ muốn phá vỡ cái vô minh, muốn phá vỡ được một cái gì đó trong đây thì mình phải làm sao? Thầy giảng lại từng đoạn một 12 nhân duyên cho tụi con hiểu thêm.

Cái thế giới 12 nhân duyên khi mà Đức Phật, khi mà Ngài đã thực hiện xong 4 thiền và Ngài hướng đến tam minh: túc mạng minh, thiên nhãn minh, thứ ba là lậu tận minh. Khi đến cái lậu tận minh đức Phật mới thấy được cái sự thật cái nguồn gốc sinh tử đau khổ của con người bắt nguồn từ vô minh. Bắt đầu duyên khởi nó từ đây này, duyên khởi 12 nhân duyên nó xuất phát từ cái chỗ vô minh. Cho nên nếu đức Phật Ngài không có tu tập, Ngài chứng được cái Tam minh thì đức Phật không có thấy cái thế giới 12 nhân duyên này. Cho nên khi mà đức Phật Ngài dùng cái năng lực lậu tận minh Ngài hướng đến cái sự thật của thế giới, nguồn gốc sinh tử, đau khổ của mình thì ngay đó đức Phật mới thấy được sự thật của nó là nguồn gốc sinh tử, đau khổ bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi này mà chúng sinh bị ràng buộc, bị nó cột trói mà đức Phật dùng cái từ là cũng giống như là cái cuộn chỉ vậy, thành ra rối tung trong đó hết. Chúng sinh bị sống trong cái sự điên đảo: điên đảo tâm, điên đảo tưởng, điên đảo kiến, điên đảo tình. Bị trói trong các thế giới duyên hợp đau khổ này do vô minh, vì vậy rằng thế giới duyên khởi bắt nguồn ban đầu là do vô minh trước.

Nói chung là thế giới 12 nhân duyên này nó hình thành là do vô minh. Mà nếu mà nó có minh nó sụp đổ liền nó đâu còn 12 nhân duyên nữa. Mà khi mà vô minh nó diệt rồi thì lúc này gọi là những cái giới mà luân hồi sinh tử mình nó không còn nữa, gọi là kiếp trước kiếp sau nó không còn nữa, nó đoạn diệt sạch rồi. Cho nên cái duyên khởi trong thể giới 12 nhân duyên bắt nguồn từ vô minh. Thì khi đức Phật thấy được cái Chân lý này thì ngay đó Ngài thấy được cái sự thật của nó. Ngài thấy được sự thật đây là khổ, thấy được sự thật đây là nguyên nhân của khổ, Ngài thấy được sự thật đây là trạng thái diệt khổ và Ngài thấy được sự thật đây là con đường đưa đến diệt khổ. Và khi Ngài thấy được sự thật các lậu hoặc chỉ cho cái tham, sân, si, mạn, nghi - cái nguồn gốc nó tạo nên cái thế giới đau khổ của mình, tạo nên cái năng lực để mà tái sinh trong sáu nẻo luân hồi nó do cái lòng ham muốn đó là tham, sân, si, mạn, nghi của mình mà đức Phật gọi là đó là ác pháp, nó là ma, là ma vương, nó là tam độc. Cái nguồn gốc vì cái năng lực này mà chúng ta bị tái sinh, trong kinh đức Phật gọi là hành. Hành ở đây chỉ cho cái nghiệp lực, chỉ cho cái nguyên nhân của khổ, chỉ cho cái tham, sân, si, mạn, nghi của mình, nguồn gốc mà nó tạo nên cái giới duyên hợp tái sinh trong sáu nẻo luân hồi, chỉ cho cái tham, sân, si, mạn, nghi của mình. Nếu mình vô minh, mình hành theo cái nghiệp lực này thì nó sẽ duyên hợp nó tạo nên thế giới đau khổ của nó, nó tạo nên thế giới luân hồi sanh tử của nó. Thì như vậy rằng, đầu tiên là vô minh phải không, đức Phật đã thấy cái nguồn gốc bắt nguồn cái sự tái sinh luân hồi, duyên hợp tái sinh luân hồi bắt nguồn từ vô minh. Do vô minh mà chúng sinh chấp thủ trong các dục gọi là tham, sân, si, mạn, nghi từ đó mà họ hành động theo cái dục này để mà nó tương ưng, nó tái sanh trong sáu trạng thái luân hồi.

Phật tử hỏi:  Như vậy thưa Thầy cái gì để mình phá cái vô minh, cái pháp gì để phá vô minh?

Ở đây Phật có dạy chúng ta cái điều này rõ lắm, để Thầy nhắc lại cái phần này để quý Phật tử chúng ta hiểu. Đức Phật nói rằng là: vô minh là gì? Vô minh có nghĩa rằng người này không biết đây là khổ, thứ hai là không biết nguyên nhân của khổ, thứ ba là không thấy được trạng thái diệt khổ, thứ tư là không thấy được con đường đưa đến diệt khổ, đó là vô minh. Có nghĩa là chỉ cho chúng ta không có hiểu được cái nhân quả thiện ác, cái nhân quả thiện ác chỉ cho khổ và nguyên nhân của khổ. Nếu mà chúng ta hành động điều ác thì chúng ta sẽ bị cái quả khổ phải không? Nếu mà chúng ta hành động cái điều thiện thì chúng ta sẽ được cái quả lành chỉ cho thiên giới. Nếu mà chúng ta hành theo cái nghiệp ác, cái nghiệp bất thiện thì chúng ta sẽ tương ưng ba cái cõi dữ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Nếu mà chúng ta hành thiện thì chúng ta sẽ tương ưng cõi lành chỉ cho con người và các cõi trời.

Tuy nhiên trong sáu trạng thái luân hồi này do vô minh nó tạo nên. Nó là các pháp vô thường, nó là pháp sinh diệt, nó không có thật, nó không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Thí dụ như thế này, khi mà chúng ta sống, nếu mà chúng ta vô minh chúng ta hành theo nghiệp ác, chúng ta đau khổ theo cái nghiệp ác từ đó chúng ta sẽ bị tương ưng trong cái cõi đau khổ địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Rồi chúng ta không có thấy được cái này nó là vô thường, các cõi này là vô thường, cái điều đau khổ này là vô thường, nó không có thật, nó không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta đó là vô minh lậu.

Khi nói về vô minh lậu là nói về 3 cái lậu hoặc mà Phật dạy chúng ta, thì nó gồm có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Dục lậu là do chúng ta vô minh, chúng ta hành động theo cái dục của mình, chỉ cho cái tâm tham, sân, si, mạn, nghi của mình, nó là cái nguồn gốc để tái sinh luân hồi, để mà nó tạo ra cái thân tứ đại này đó. Thì một lát Thầy sẽ nói rõ về các phần, các duyên về sau.

Bây giờ Thầy nói về cái hành, cái vô minh và cái hành để mà con thấy nó sẽ tương ưng trong sáu trạng thái luân hồi này. Do chúng ta vô minh không thấy được khổ và nguyên nhân của khổ mà chúng ta hành theo những điều khổ đó gọi là dục, gọi là dục lậu đó. Chúng ta tham đắm bởi lòng ham muốn của mình gọi là dục lậu; còn hữu lậu là chỉ cho chúng ta chấp thủ vào các điều đóThí dụ bây giờ chúng ta nghe người ta khen, mình vui mừng đó là dục lậu, sau đó chúng ta về nhà lúc nào cũng nhớ, nghĩ đến lời khen người ta, mình thích thú trong lời khen người ta, mình chấp giữ cái lời khen ấy, lúc nào mình cũng muốn cho người ta khen mình, đó là hữu lậu. Hữu lậu có nghĩa là mình chấp giữ những gì mình được có, gọi là hữu lậu. Còn vô minh lậu là mình không thấy được cái sự thật cái lời khen nó là pháp vô thường, nó là pháp không có thật, nó không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của taDo chúng ta không có thấy được cái sự sinh diệt, sự vô thường bởi cái lời khen, tiếng chê của người ấy mà chúng ta sống trong vô minh lậu.

Vô minh lậu thì chúng ta phải hiểu rằng nó gồm có 2 cái trạng thái cảm xúc của nó, có nghĩa rằng là lạc và khổ và bất lạc, bất khổ. Thì vô minh lậu thì có nghĩa rằng do chúng ta không có thấy được cái lạc, khổ và bất lạc bất khổ. Nếu mà chúng ta không có thấy được cái sự thật nó là vô thường, nó là pháp sanh diệt thì chúng ta vẫn sống trong vô minh lậu. Còn mà chúng ta trước cái lạc cái khổ mà chúng ta chấp giữ nó, phiền não nó gọi là hữu lậu. Thí dụ bây giờ người ta đến người ta chê mình, người ta phỉ báng mình rồi hằng ngày mình lúc nào cũng đau khổ bởi lời khen tiếng chê của họ là mình chấp giữ vào cái lời nói của người ta, và không có xả được cái sự chấp giữ này đó là hữu lậu đó. Rồi mình không có biết rằng cái lời khen tiếng chê này nó là pháp hữu vi là vô thường, nó là pháp sanh diệt thôi, nó đâu có pháp nào là ta đâu. Do mình không có hiểu điều này như vậy mà mình sống trong vô minh lậu.

Như vậy là dục lậu ở đây chỉ cho pháp thiện, pháp ác chúng ta sống trong nó gọi là dục lậu. Và hữu lậu là chỉ cho chúng ta chấp giữ các pháp thiện, pháp ác này gọi là hữu lậu. Còn vô minh lậu là chỉ cho chúng ta không thấy được cái sự thật duyên hợp vô thường, nó không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Do chúng ta không có thông suốt cái sự thật này thì chúng ta lại sống trong vô minh lậu.

Cho nên, thì chúng ta hiểu rằng cái dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu nó có 2 phần là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu thuộc về thế gian chỉ cho cái tâm tham, sân, si, mạn, nghi và dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu thuộc về cái pháp xuất thế gian là chỉ cho chúng ta là ly dục, ly ác pháp. Khi mà chúng ta ly dục, ly ác pháp thì nó có những trạng thái an lạc của nó đó là thiên giới đó, là chỉ cho những người mà tu hành giải thoát, chúng ta có được cái quả lạc thanh tịnh của nó gọi là thiên giới chỉ cho các tầng trời. Nếu mà chúng ta vẫn sống trong các lạc này, các dục này thì chúng ta vẫn còn nằm trong dục lậu. Thiền thì nó có 4 thiền hữu sắc từ sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Thì trong 4 thiền này thì nó có những quả lạc cao của nó từ sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Nếu mà chúng ta chấp vào cái lạc này thì chúng ta vẫn còn nằm trong dục lậu, cái dục lậu của pháp xuất thế gian nó không còn cái mầm mống của đau khổ nữa, nó không còn đau khổ bất an mà nó hướng chúng ta về cái trạng thái giải thoát, cái trạng thái an lạc của nó, nhưng mà nó vẫn còn nằm trong pháp hữu vi, vô thường đó. Cho nên 4 thiền đức Phật có nói nó vẫn còn triền phược, tại vì nó là pháp hữu vi là vô thường, mà Đức Phật nói cái gì vô thường là khổ phải không.

Như vậy rằng cái lạc, khổ là pháp hữu vi thôi hôm nay là lạc, ngày mai là khổ tại vì cái thân của mình là thân tứ đại làm sao mà chúng ta tránh khỏi cái nhân quả của nó được. Có bữa thì chúng ta thấy nó an lạc, có bữa thì nó làm cho mình khổ thọ trên cái thân này. Cho nên vì cái lạc này nó vô thường. Chính vì lý do đó mà Đức Phật nói rằng 4 thiền nó vẫn còn triền phược là như vậy, chỉ cho trạng thái thiên giới là cõi trời. Thiên giới cõi trời là pháp vô thường mà, mà cái gì vô thường là khổ, phải không. Đó như vậy là triền phược của cái 4 thiền là như vậy, cho nên là Phật dạy chúng ta do mình đã hiểu được cái sự thật vô thường của các thế giới này, các tầng thiền này mà chúng ta không có chấp thủ nó, xả cái dính mắc và chấp thủ này thì ngay đó chúng ta hướng về Niết Bàn liền.

Cho nên là, nếu hằng ngày chúng ta vẫn chấp dính vào cái lạc của 4 thiền này thì chúng ta vẫn sống trong dục lậu. Rồi hằng ngày chúng ta vẫn mình mong cầu cái lạc này, mình sống trong cái lạc này đó là hữu lậu. Rồi chúng ta không có thấy được cái sự thật 4 thiền này nó là pháp sinh diệt, nó là pháp hữu vi, nó là pháp vô thường, nếu mà chúng ta không có thấy sự thật, sự vô thường, sự hoại diệt của các pháp này đó là vô minh lậu luôn. Ngay cả như là trí tuệ: tam minh, túc mạng minh, thiên nhãn minh và lậu tận minh thì tất cả những cái minh này cũng nằm trong cái pháp hữu vi, pháp vô thường, nó là pháp sinh diệt hết, nó cũng đều xuất phát từ nơi cái thân ngũ uẩn này, cái thân tứ đại này cho nên nó cũng là pháp vô thường thôi. Do sự hiểu biết này mà Phật dạy chúng ta hướng đến xả nó, không có chấp thủ nó thì ngay đó vị Thánh đệ tử đã vượt qua dục lậu, vượt qua là hữu lậu, vượt qua vô minh lậu thì ngay đó là chúng ta tương ưng vào trạng thái diệt đế Niết Bàn thật sự luôn, thì ngay đó là chúng ta sống trong cái trạng thái Niết Bàn luôn, cái trạng thái bất tử, cái trạng thái không đến không đi, có nghĩa rằng là nó không có nhập, nó không có xuất. Cái trạng thái Niết bàn là tự nó có khi mà chúng ta dùng trí tuệ lậu tận minh. Trong ba cái minh nhờ cái minh thứ 3 đó là lậu tận minh đức Phật thấy được cái sự thật các pháp là vô thường. Nó không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Từ cái pháp mà Ngài tu chứng được từ thiền định, từ trí tuệ tam minh nó đều nằm trong cái sự vô thường sinh diệt ấy. Cho nên đức Phật không có chấp vào cái pháp này, ngay đó Ngài không còn dục lậu, không còn hữu lậu và không còn vô minh lậu. Thì ngay đó Ngài vượt qua tam giới là dục giới, sắc giới và vô sắc giới luôn. Thì ngay đó Ngài sống trong cái trạng thái Niết Bàn vĩnh cửu luôn. Cái trạng thái Niết Bàn chỉ cho cái trạng thái là không đến và không đi, gọi là trạng thái bất tử, trong kinh đức Phật gọi là Như Lai, cái từ Như Lai là gì? Là cái từ mà nó không đến và không đi có nghĩa rằng là sống với trạng thái diệt đế Niết Bàn vĩnh cửu. Có nghĩa rằng là trạng thái Niết Bàn nó không phải là nó nhập mà nó xuất nữa mà tự nó có, vĩnh viễn luôn.

Như vậy rằng là cái điều mà đầu tiên nó do vô minh. Do vô minh mà nó bắt nguồn từ cái vô minh này mà chúng sanh không có nhìn ra cái sự thật của các dục của nó, của các pháp để mà nó đi vào sáu nẻo luân hồi của nó. Và chúng sinh không thấy được sự thật đây là khổ, không thấy được sự thật đây là nguyên nhân của khổ, không thấy được sự thật trạng thái diệt khổ là chỉ cho cái trạng thái diệt đế Niết Bàn, không thấy được sự thật con đường đưa đến diệt khổ là chỉ cho cái đời sống giới luật đức hạnh của mình.

Như vậy rằng là để cho chúng ta chấm dứt luân hồi sanh tử là ngay hiện tại này là chúng ta phải có trí tuệ, mình phải có minh. Cho nên Đức Phật nói: Minh là gì? Minh có nghĩa rằng là mình thấy được sự thật: đây là khổ; thấy được sự thật đây là nguyên nhân của khổ. Có nghĩa rằng là mình thấy được cái nhân quả thiện ác của mình và mình thấy được sự thật cái trạng thái diệt khổ là chỉ cho chúng ta diệt cái nhân quả thiện và ác để mà chúng ta sẽ hướng tới trạng thái Niết Bàn là chúng ta phải nương vào đạo đế, thấy được sự thật con đường đưa đến diệt đế là chỉ cho Bát Chánh Đạo. Hằng ngày là chúng ta phải sống và giữ gìn lộ trình Bát Chánh Đạo này. Cho nên cuối cùng để mà hướng đến diệt đế, chấm dứt luân hồi sanh tử là chúng ta phải nương vào Bát chánh đạo thôi. Bát chánh đạo thì đức Phật đã dạy chúng ta rồi gồm có Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng,  Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Chúng ta phải đi đúng lộ trình này này, từ đó chúng ta mới đoạn dứt các nguồn gốc tham, sân, si, mạn, nghi của mình để mà chúng ta sẽ được tương ưng trạng thái diệt đế Niết Bàn. Cho nên cuối cùng để phá vỡ cái vô minh là nhờ cái minh. Cái minh ở đây chúng ta phải hiểu nó là trí tuệ lậu tận minh mà Phật đã dạy chúng ta, đó là Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

Như vậy rằng thế giới 12 nhân duyên nó là thế giới của vô minh. Để mà đưa đến để mà phá vỡ cái vô minh này, thế giới 12 nhân duyên này thì chúng ta phải thông suốt về chân lý Tứ diệu đế của Phật gọi là minh. Minh ở đây chỉ cho là chúng ta giác ngộ ra cái chân lý Tứ diệu đế của Phật, đó là: khổ; đó là tập; đó là diệt đế; đó là con đường đưa đến diệt đế. Chúng ta phải giác ngộ ra cái sự thật này chúng ta mới có minh, nhờ có cái minh này hằng ngày chúng ta tu tập và hành trì, từ đó mà nó đưa đến đoạn diệt các lậu hoặc tham sân si mạn nghi của mình, thì ngay đó chúng ta sẽ được tương ưng và hóa sanh vào Niết Bàn, chấm dứt luân hồi sanh tử trên cái hiện tại này luôn.

Cho nên Phật nói rằng là: “Pháp ta thiết thực hiện tại, không có thời gian đến để mà thấy, có quả tức thời” là ý nghĩa đó phải không. Cho nên cuối cùng để muốn phá vỡ cái vô minh là chúng ta phải nhờ minh thôi. Mà muốn nhờ minh chúng ta phải giác ngộ 4 chân lý Tứ Diệu Đế như thật, phải không? Cho nên khi chúng ta đã giác ngộ 4 chân lý Tứ Điệu Đế như thật thì ngay cái hiện tại này chúng ta luôn được tu tập, luôn được đưa đến là diệt đế Niết Bàn hết. Chứ không có chờ là chúng ta tu tập sau đó để tái sanh vào một cõi thế giới siêu hình nào đó thì chúng ta tu tập tiếp rồi từ đó chúng ta nhập Niết Bàn. Từ nào giờ Phật giáo phát triển người ta đã hướng chúng ta lầm lạc cái này, không có rõ ràng về cái thế giới 12 nhân duyên là thế giới của con đường đoạn đứt các lậu hoặc để mà chấm dứt 6 nẻo luân hồi ngay cái thân ngũ uẩn này. Tất cả là các thế giới, sáu nẻo luân hồi nó nằm trên cái thân ngũ uẩn này. Và thế giới của 12 nhân duyên nó nằm trên cái thân ngũ uẩn của chúng ta luôn, nó không có ngoài cái thân ngũ uẩn này đâu.

Cho nên thế giới 12 nhân duyên Đức Phật nhờ có trí tuệ lậu tận trí này, Đức Phật mới thấy được cái nguồn gốc sanh tử trong sáu nẻo luân hồi của chúng sinh là do vô minh, từ đó mà cái duyên khởi thế giới 12 nhân duyên này nó ra đời. Nhờ trí tuệ lậu tận minh mà Đức Phật, Ngài đã thấy được sự thật của thế giới 12 nhân duyên này. Mà thế giới 12 nhân duyên này nó nằm ngay nơi cái thân ngũ uẩn của chúng ta, nó không có ngoài cái thân ngũ uẩn này. Hôm nay Thầy sẽ xác nhận điều này một lần nữa là: Phật dạy chúng ta là thế giới duyên khởi 12 nhân duyên là do vô minh, là do chấp thủ, từ đó chúng ta tạo nên thế giới đau khổ duyên hợp để mà nó tái sanh trong sáu nẻo luân hồi này. Đó, là do vô minh, nguồn gốc là do vô minh. Để mà phá vỡ vô minh chúng ta phải giác ngộ Chân lý Tứ diệu đế của Phật như thật thì chúng ta mới phá vỡ vô minh được phải không?

Phật tử hỏi:  Như vậy thưa Thầy nếu mà nói là mình đi vào cái minh này là những cái dưới này là mình không cần thiết nữa. Tức là khi cái vô minh được phá vỡ rồi thì tất cả những cái này đều dừng lại hết trơn rồi, thì xưa là Trưởng Lão dạy phá vỡ cái 12 nhân duyên thì nó có 4 cái cửa để mình phá vỡ nó: vô minh, rồi lục nhập, rồi thọ, với sinh thì thật sự ra mỗi một người vì một cái đặc tính riêng khác nhau đó, rồi có thể người ta phá vỡ cái 12 nhân duyên này một con đường khác như là vô thọ. Như câu hỏi Hương Quang hôm qua đó là cái cậu này vì bệnh hoạn thành ra muốn phá 12 nhân duyên bằng cái cửa thọ, thì như vậy có được không thưa Thầy?

Ở đây chúng ta nên nhớ, để chúng ta phá vỡ tất cả các duyên, thế giới duyên hợp 12 nhân duyên từ nào giờ chúng ta cũng nghe Trưởng lão dạy mình phá được cửa Thọ hoặc là phá được cửa Sanh. Phật dạy chúng ta để mà mình phá bất cứ cửa nào trên cái thế giới duyên hợp 12 nhân duyên này đầu tiên thì nó do minh, mình phải có minh, mình lấy minh là chủ đạo. Duyên khởi bắt nguồn từ vô minh, nếu mà vô minh nó diệt thì các thế giới kia nó diệt, nó tự diệt hết, mà nó diệt một cách nhẹ nhàng, nó không ức chế. Mà còn bây giờ chúng ta không có thông suốt được cái minh, có nghĩa là chúng ta không có giác ngộ được cái sự thật Tứ diệu đế là khổ, là nguyên nhân của khổ và không thấy được trạng thái diệt khổ và con đường đưa đến diệt khổ. Hằng ngày mà chúng ta tu tập để mình ức chế, để mình chịu đựng. Chẳng hạn như là Phật có dạy mình khi mà cảm thọ nó đến, mình chịu đau tận cùng. Để khi mà nó chịu đau trong cái cảm thọ tận cùng của nó để mà nó dừng lại thì chúng ta phải thông suốt cái nhân quả, các hành nghiệp mình tạo trước đó. Cái cảm thọ này bắt nguồn từ đâu? Là do vô minh phải không.  Quá khứ mình vô minh đó, mình đã hành động ác, mình giết hại chúng sanh, mình ăn thịt chúng sinh, mình đánh đập chúng sinh, mình hành hạ chúng sinh bây giờ cái thân nhân quả nó phải bị như vậy. Khi mình hiểu như vậy gọi là mình thương mình phải không, gọi là lòng từ đó, lúc này mình lấy cái Tứ vô lượng tâm ra để mình xả các dính mắc, các cảm thọ này thì lúc này mình phải biết thương xót cho mình, gọi là bi vô lượng, là mình biết thương xót những cái hành động vô minh, lầm lạc trước đó mình tạo ra cái nhân quả này gọi là bi vô lượng là mình thương xót. Và khi mình biết thương xót như vậy là mình phải hoan hỷ chứ. Mình chấp nhận cái nhân quả của mình. Tại vì mình biết rằng cái nhân quả này nó cũng là pháp vô thường, nó là pháp sanh diệt nó không có thật đâu, từ đó mà mình xả vô lượng. Do mình có được cái tuệ, mình có được cái tri kiến, mình có được cái chánh kiến và chánh tư duy, mình hiểu rằng như thật, các pháp nó đều là do vô minh, do sự chấp thủ trước đó mình tạo còn bây giờ ta biết rồi, ta không có sống theo nó nữa cho nên mình gọi là hỷ vô lượng. Rồi mình biết rằng cái nhân quả nó không có thật đâu, nó là pháp vô thường, nó là pháp sanh diệt, nó sinh ra và nó diệt thôi, diệt lâu hay mau mặc nó. Do chúng ta hiểu rõ sự thật duyên hợp duyên tan của các pháp. Nó không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Do mình thông suốt cái Chân lý diệt đế này mà từ đó mà chúng ta xả vô lượng, gọi là mình hoan hỷ, mình xả, mình không có chấp thủ cái hành nghiệp nhân quả của mình nó đang thọ báo, như vậy rằng mình xả được cái cảm giác thì ngay đó là xả vô lượng đó. Và khi mà mình đã thông suốt cái sự thật đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là trạng thái diệt khổ thì lúc này mình mới chịu đựng, mình chiến thắng để mình vượt qua cái thọ đau này, gọi là mình chịu đau tận cùng. Và khi mình thông suốt như vậy là mình đã là chủ được cái thọ rồi phải không, gọi là làm chủ bệnh là như vậy đó. Mình làm chủ sanh, già, bệnh, chết là như vậy đó. Là khi mà cái bệnh nó đến mình phải bất động và làm chủ nó. Trước khi mình bất động, mình làm chủ nó mình mới thấy được cái sự thật của nó, phải không ? Nếu mà mình không thấy được sự thật đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ thì nó vẫn là ức chế luôn, như vậy rằng là thế giới của 12 nhân duyên nó không có sụp đổ được.

Cho nên cuối cùng là cái dẫn đầu, cái duyên khởi đầu tiên để mà nó phá vỡ các duyên còn lại là do minh, là do trí tuệ của mình, do mình thông suốt được cái 4 Chân lý Tứ diệu đế như thật rồi từ đó mà nó phá vỡ các duyên: từ hành, thức cho đến cái danh sắc, cho đến cái lục nhập, cho đến xúc, cho đến thọ, cho đến ái, cho đến cái hữu, cho đến thủ, cho đến là sanh, lão, bệnh, tử, ưu bi, khổ não, tự nó sẽ diệt hết tất cả cái này. Cho nên bây giờ mình không có minh, mình không có thông suốt bốn Chân lý Tứ diệu đế như thật là hằng ngày mình tu tập trong các duyên ấy thì nó chỉ ức chế thôi, thì nó làm cho mình đau khổ nhiều hơn chứ nó không có giải thoát được.

Phật tử hỏi: Như vậy thưa Thầy thì nãy như Hương Quang nói như lục nhập, thọ với lại sanh y đó thì nó chỉ phụ thôi, cái chính ở trong đây là con đường để phá vỡ vô minh. Khi mà vô minh mở rồi thì tất cả những cái lục nhập, hay là cái thọ, cái sanh diệt thì mình đâu cần phải vào trong đó mà phá vỡ, tại vì vô đây có phá vỡ, vô lục nhập phá vỡ, thọ phá vỡ hay vô sanh y phá vỡ thì cũng phải qua minh, phải không thưa Thầy? Thì thành ra không cần thiết nữa. Thì giờ Hương Quang hiểu thật sự vô cửa nào thì vô, cái minh vẫn phải có, phải có cái minh thì cửa đó mới phá được. Còn không có cái minh thì không có phá cái cửa đó được, cửa thọ hay cửa lục nhập hay cửa sanh thì không có thể phá được. Nếu mà mình vô trong cái cửa thọ để mà mình kham nhẫn, để mà mình không hiểu được cái pháp như thật, cái chân lý như thật của cái Tứ diệu đế, không biết cái khổ trong cái cuộc sống của mình như thế nào là khổ để mà làm sao diệt khổ, con đường đưa đến diệt khổ, thì những cái đường hướng mà đi vô cái thọ này thì nó cũng không phá vỡ được. Thành ra cũng phải nhờ qua cái minh, cái tri kiến để mà đi lên (..) là mình phải có, để mình tư duy một cách chơn chánh để mà mình qua khỏi cái đau ở trong cái thân thì cũng phải có cái minh. Chịu kham nhẫn mà vượt qua cái bệnh tật cũng phải có cái minh để hiểu tại sao mình phải kham nhẫn, chứ không không tự nhiên phải kham nhẫn rồi cắn răng chịu đựng rồi cái đó là ức chế, phải không thưa Thầy?

Đúng rồi ức chế, là kham nhẫn mà không có trí tuệ của nó thì đó là ức chế rồi. Cho nên Phật có dạy mình“bước tới thì trôi dạt, đứng lại thì chìm xuống, chỉ có vượt qua”, đứng lại có nghĩa rằng là mình ức chế, không có hiểu biết gì hết, còn chỉ có vượt qua là mình thông suốt sự thật của khổ và nguyên nhân của khổ để mình bất động nó mà, mình kham nhẫn, mình bất động nó, mà nó không ức chế tâm, mà nó không ức chế thân nữa. Khi trí tuệ mình nó hiểu biết, nó đoạn diệt các lậu hoặc liền thì ngay đó nó tương ưng trạng thái Niết Bàn liền. Cho nên pháp của Phật tu nó không có khó. Khi mà nó giác ngộ ra cái sự thật thì ngay đó nó được tương ưng trạng thái Niết Bàn. Còn cái cảm thọ bệnh tật của nó mặc nó chứ. Khi mà vô minh nó hiểu rồi thì nó phá vỡ mọi cái chấp thủ của nó, cảm thọ của nó hết rồi, thì ngay đó thế giới duyên hợp này nó sụp đổ liền tức khắc.

Cho nên từ nào giờ người ta cũng chưa có thông suốt về cái chỗ này. Từ nào giờ trong Phật giáo phát triển người ta dạy mình là muốn có minh mình phải tu chứng phải không? Bên Phật giáo phát triển người ta dạy mình muốn có minh mình phải tu đi để mình chứng ngộ, để mình giác ngộ, để mình đại ngộ mình, bùng vỡ nó mình có được trí tuệ là vô sư trí đó. Người ta nói rằng mình tu thời gian để mình có được vô sư trí để mình đại ngộ, để mình giác ngộ mình mới thấy được thế giới 12 nhân duyên này. Mà trong khi cái minh mà đức Phật, Ngài đã chỉ cho chúng ta rồi, hôm rồi Thầy có nói đó, lậu tận trí mà đức Phật đã chỉ cho chúng ta rồi, đó là 4 Chân lý Tứ diệu đế, đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là trạng thái diệt khổ và con đường đưa đến diệt khổ, đó là minh. Nhờ cái minh này cái thế giới duyên khởi của 12 nhân duyên nó sụp đổ luôn. Cho nên đức Phật, Ngài đã chỉ cho chúng ta bốn cái Chân lý này như thật để mình phá vỡ cái vô minh mà từ nào giờ người ta chưa có giác ngộ cái này. Người ta nghĩ rằng muốn có được cái minh thì mình phải tu phải không? Mình mới chứng giống như Phật mình mới phá vỡ vô minh. Cho nên người ta, từ nào giờ người ta tưởng tri ra cái minh, gọi là thế giới 12 nhân duyên. Cái minh này, cái lậu tận trí này đức Phật, Ngài đã hướng cho chúng ta rồi, hằng ngày chúng ta phải giác ngộ. Chính vì lý do đó mà Phật dạy chúng là là phải giác ngộ Chân lý đó phải không? Nếu mà không có Phật đưa ra bốn Chân lý này, làm sao Ngài gọi chúng là phải giác ngộ Chân lý được. Cái giác ngộ Chân lý có nghĩa rằng là cái bốn Chân lý này nó đã có rồi, cái minh này nó đã có rồi, cái sự thật này nó đã có rồi thì đức Phật, Ngài đã hướng cho chúng ta. Khi đức Phật, Ngài đã hướng cho chúng ta, quan trọng là chúng ta phải giác ngộ ra cái sự thật này này, rồi mình mới hành trì, rồi mình mới tu tập được. Và để mình muốn, để đưa đến tu tập để đoạn diệt cái vô minh này, cái lậu hoặc này là buộc chúng ta là phải đi đúng con đường Bát chánh đạo. Cho nên cuối cùng rồi, rốt cuộc rồi nó nhờ Bát chánh đạo. Trong Bát chánh đạo nó phân ra 3 cấp đó là Giới, Định, Tuệ. Cuối cùng là chúng ta phải thực hiện đúng cái lộ trình này là Thánh giới uẩn, Thánh định uẩn, Thánh tuệ uẩn thì nó giúp cho chúng ta tu hành giải thoát được. Nếu mà chúng ta sống mà không có đúng Thánh giới uẩn, không có đúng Thánh định uẩn, Thánh tuệ uẩn là chúng ta cũng không giải thoát đâu.

Cho nên từ nào giờ người ta cũng chưa có thông suốt về cái Giới, Định, Tuệ này cho nên Phật dạy mình: Giới sinh định, mà định đây chỉ cho tâm ly dục, ly ác pháp, định diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp. Để mà có định này, hằng ngày chúng ta phải sống đúng giới và phải hành trì giới, phải không? Phải hộ trì các căn, phải tỉnh thức, phải chánh niệm tỉnh giác và chúng ta phải giác ra các pháp nó như thật đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ rồi từ đó mà chúng ta hướng đến đoạn diệt nó thì nó mới chấm dứt được cái tham, sân, si, mạn, nghi của mình. Mà khi cái tham, sân, si, mạn, nghi của mình nó muội lược thì ngay đó thì tâm mình nó thanh tịnh – đó là định đó. Mà trong kinh đức Phật có gọi rằng nó là chánh định, mà cái định này nó hướng đến cái chỗ diệt đế Niết bàn. Cho nên trong cái giới, trong cái định, trong cái tuệ nó nhằm là nó hướng đến chỗ diệt đế Niết bàn. Không phải là chúng ta tu giới để có cái giới thanh tịnh. Không phải là chúng ta tu định để mà có cái định thanh tịnh. Không phải là chúng ta tu tuệ để mà có được cái tuệ mà hiểu biết nhiều. Mà giới định tuệ tu tập nhằm hướng đến diệt ngã, xả tâm, ly dục ly ác pháp, để tâm chúng ta hướng đến diệt đế Niết bàn. Chứ không phải là mình đi tìm cái định, để mình có được an lạc. Cho nên từ nào giờ người ta hiểu cái Chánh định trong giới định tuệ của Phật người ta hiểu chưa có thông suốt.

Còn cái định của Phật, Ngài hướng chúng ta đình chỉ lại các dục để tâm mình nó không còn tham, sân, si, mạn, nghi. Để từ đó mà chúng ta sống trong cái trạng thái diệt đế giải thoát Niết Bàn.

Còn cái tuệ nó là để hiểu biết như thật của các pháp, để từ đó mà chúng ta không còn chấp thủ, không còn dính mắc các pháp này nữa, để mà chúng ta cũng hướng đến diệt đế Niết Bàn luôn, phải không?

 Cái giới nó cũng hướng đến diệt đế Niết Bàn và cái định nó cũng hướng đến diệt đế Niết Bàn và cái tuệ cũng vậy nó cũng hướng cho chúng ta hướng đến diệt đế Niết Bàn luôn. Chứ không phải là chúng ta có định, mình ngồi đó để mình được an lạc, hoặc là để mình nhập thiền định để mình có an lạc, cho nên từ nào giờ người ta hiểu sai cái chỗ này. Cái định của Phật là nó hướng đến đình chỉ lại các dục, cái quan trọng là chỗ là chúng ta thông suốt các sự thật của các pháp, đoạn diệt các lậu hoặc không còn chấp thủ, từ đó mà chúng ta được hóa sanh vào Niết Bàn.

Phật tử hỏi: Bài pháp hôm nay thật là vi diệu cho Hương Quang để mà hiểu rõ mọi chuyện ở đời này, mọi sự kiện để mà hành thì cũng phải có cái minh, cái sự sáng suốt, thì cái chuyện hành pháp nó mới thông suốt và nó mới đi tới nơi. Chứ còn bây giờ không có minh là không có làm gì được hết trơn. Khi cái tâm còn ngũ triền cái nó ngăn che đó thì mình không thể tiến đến con đường nào hết. Trong cái bài Thầy giảng hôm nay mở tâm Hương Quang nhiều dữ lắm thưa Thầy. Rất là cám ơn Thầy bữa nay. Chắc cõ lẽ là cái người hỏi thì cũng rất là mong cầu được giải thích rõ ràng thưa Thầy, thì hôm nay cũng mở tâm của người (…) thành ra Hương Quang cám ơn Thầy nhiều lắm! Không biết là cái bài giảng như vậy Thầy giảng đủ chưa hay là còn nữa?

Hồi nãy Thầy chỉ nói về cái thế giới mà nó duyên hợp để nó tái sanh trong sáu trạng thái luân hồi, rồi cũng như chúng ta giác ngộ ra bốn Chân lý Tứ diệu đế để mà chúng ta có minh. Để chúng ta lấy cái minh này chúng ta làm cái chủ đạo để mình hướng đến đoạn diệt các giặc sinh tử phiền não của mình. Mà cái minh này nó là những điều Phật dạy chúng ta, nó là thực tế trong cuộc sống, chứ không phải là chúng ta chờ mình có tu chứng minh có cái minh này. Cái quan trọng chúng ta phải giác ngộ ra bốn Chân lý Tứ diệu đế, chúng ta mới có cái minh này. Nếu mà chúng ta không có giác ngộ rõ ràng thì chúng ta vẫn là vô minh, chúng ta vẫn sống trong gọi là tưởng tri đó, chúng ta vẫn sống trong là vô minh lậu đó. Cho nên là cái quan trọng là cái xác định đoạn diệt cái thế giới duyên khởi của 12 nhân duyên là do minh, mà muốn được có minh này chúng ta phải giác ngộ ra bốn Chân lý Tứ diệu đế của Phật như thật, trong kinh Đức Phật gọi rằng nó là lậu tận trí đó. Nhờ cái lậu tận trí này chúng ta mới làm chủ nó.

Phật tử hỏi: Như vậy thưa Thầy nếu mà Thầy còn thêm nữa thì Hương Quang để dành qua ngày mai được không ạ? Còn cái phần nào đó thưa Thầy?



Ngày mai Thầy sẽ nói về cái mà các duyên khởi trên 12 nhân duyên : Từ cái vô minh cho đến cái hành, cho đến cái thức, cho đến cái danh sắc, đến lục nhập, đến xúc đến thọ đến ái, đến hữu đến thủ sanh, lão, tử, ưu bi khổ não. Ngày mai Thầy sẽ nói lần lượt hết tất cả các duyên này.  


CÁC DUYÊN KHỞI TRÊN 12 NHÂN DUYÊN



Cái phần đầu Thầy cũng đã nói sơ qua về cái thế giới của 12 nhân duyên nhưng mà Thầy cũng chưa nói rõ chi tiết các duyên còn lại.
Thầy đã chỉ rõ về cái Minh rồi, nó cụ thể rõ ràng rồi, khi mà có Minh rồi thì chúng ta mới bắt đầu để mà mình tu tập trên cái Minh này này, để từ đó nó đưa đến đoạn diệt các lậu hoặc. Khi nó đoạn diệt các lậu hoặc, thì ngay cái thân hiện tại này, gọi là cái thân ngũ uẩn của mình sẽ chấm dứt luân hồi sanh tử và nó sẽ được nhập Niết Bàn và hóa sanh Niết Bàn ngay tại cái hiện tại của chúng ta luôn.
Cho nên đức Phật thường nói đó “Pháp ta thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có quả tức thời” là ý nghĩa đó. Mà chúng ta phải hiểu cái Pháp của Phật khi tu nó không có chờ cái thời gian nữa. Khi mà chúng ta đã giác ngộ ra cái Chân lý Tứ diệu đế, mà trong đó chúng ta đã giác ngộ ra cái sự thật, cái Chân lý thứ 3 đó là diệt đế, nó là pháp thiết thực hiện tại. Nếu trong cái hiện tại này chúng ta có Minh, chúng ta liễu tri ra các pháp như thật. Rồi từ đó chúng ta đừng có hành động theo những cái điều bất thiện. Rồi chúng ta thấy được các pháp vô thường, là nhân quả duyên hợp duyên tan. Từ đó mà chúng ta không có chấp thủ vào các pháp nơi cái thân tứ đại của mình. Từ đó mà chúng ta xả hết các pháp thì ngay đó là chúng ta sẽ tương ưng vào trạng thái Niết Bàn ngay hiện tại liền.
Đó, như vậy rằng cái duyên khởi đầu tiên mà Phật dạy chúng ta là sở dĩ chúng sinh bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi vô lượng kiếp là bắt nguồn từ Vô Minh. Do Vô Minh mà chúng sinh lầm chấp, tham đắm, chạy theo các dục của nó. Các dục đây là gì? Là chỉ cho tham, sân, si, mạn, nghi mà trong cái 12 nhân duyên thì đức Phật cho đó là hành. Vô Minh duyên hành, hành ở đây chỉ cho là cái nghiệp lực tham, sân, si, mạn, nghi của mình, nó là hành. Nếu mình Vô Minh, mình không biết mình hành theo các dục này từ đó nó tương ưng tái sinh trong thế giới sáu nẻo luân hồi của nó. Như vậy rằng là cái hành đây là chúng ta hiểu rằng nó là nhân quả, nó là nghiệp lực mà nó bắt nguồn từ cái lòng ham muốn gọi là tham, sân, si, mạn, nghi, chỉ cho tam độc. Do Vô Minh mà chúng ta để cho tam độc này, cái tham, sân, si, mạn, nghi này nó hoạt động và từ đó nó sống trong các dục của nó. Như vậy rằng, cái hành ở đây chỉ cho nghiệp lực nhân quả.
Kế đến thức, cái thức ở đây là chỉ cho là cái nhận biết và chúng ta cũng xem rằng cái thức này là ông chủ. Ông chủ này nó Vô Minh thì nó sinh ra sự chấp thủ của nó, gọi là tự ngã. Cái thức đây là gì? Là chỉ cho cái biết của chúng ta, gọi là ý thức của mình đó, chỉ cho ý thức cái biết của mình, nó là ông chủ, ông chủ này mà Vô Minh mà không có nhìn ra các pháp như thật thì ông chủ này này tham đắm chạy theo nghiệp lực của nó. Thí dụ bây giờ có một người đến khen mình hoặc là chê mình, đó là hành đó, nó là nghiệp lực mà. Cái lời khen tiếng chê này bắt nguồn từ đâu? Là do Vô Minh quá khứ mình tạo. Do lúc trước mình Vô Minh mình tạo, khiến hôm nay môi trường nhân quả duyên hợp nó sẽ tác động cái thân nhân quả ngay hiện tại liền. Cho nên đức Phật có nói“chúng sinh, sinh ra từ nhân quả, sống trong nhân quả và chết về nhân quả” là ý nghĩa đó. Những các hành gì nó đang chi phối, đang tác động trên cái thân ngũ uẩn ngay hiện tại mà chúng ta sống đó là do Vô Minh, do tham, sân, si nghiệp lực trước đó mình tạo nên.
Cho nên cái hành này nó phản ảnh 3 thời gian phải không? Quá khứ, hiện tại và vị lai. Do Vô Minh, quá khứ mình tạo nên tham, sân, si. Thì trong cái hành này nó có 3 cái hành: thân hành, khẩu hành và ý hành. Nó tạo nên cái thế giới nghiệp lực nhân quả của nó thông qua 3 cái thân hành của mình đó là: thân hành, khẩu hành và ý hành.
Như vậy rằng là những cái nghiệp lực hiện tại mà chúng ta đang bị nó chi phối, tác động là do Vô Minh các hành nghiệp quá khứ nó tác động. Và khi nó tác động, nếu lúc này cái thức của mình nó tiếp tục Vô Minh nữa, nó chấp thủ những cái lời khen tiếng chê của người ta, rồi nó sinh ra cái sự tham đắm hoặc là nó sinh ra cái tâm buồn bực, hờn trách thì đó là cái hành của hiện tại. Do Vô Minh thì cái thân hiện tại này nó tiếp tục để mà nó chấp thủ vào cái hành của hiện, tại từ đó mà nó tham đắm, từ đó mà nó đau khổ, từ đó mà nó giận hờn, từ đó mà nó tham, sân, si, mạn, nghi của nó, từ đó mà nó tạo nên cái hành mới, từ đó nó duyên hợp tái sanh cái thân nhân quả mới chỉ cho cái danh sắc.
Như vậy rằng là cái thức ở đây chỉ cho cái biết, chỉ cho ý thức của mình, gọi là ông chủ, cái thức của chúng ta nó là ông chủ. Theo như bên duy thức học người ta cho rằng cái thức là kho chứa nghiệp, rồi từ kho chứa nghiệp này này cái thức nó đi tái sinh, người ta hiểu chưa có thông suốt chỗ này. Cái thức ở đây nó là ông chủ, cái thức ở đây chỉ cho cái biết, chỉ cho ý thức của mình, vì vậy trong bài kinh Pháp Cú đức Phật có dạy chúng ta “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp” phải không?
Mọi pháp đều do ý chúng ta tạo tác, nếu ý chúng ta nó Vô Minh, nó hành động theo cái hành của nó, hành của nghiệp trước đó thì nó sẽ tạo nên cái chấp thủ, tạo nên cái sự tham đắm. Từ cái duyên chấp thủ tham đắm này mà nó tạo thành cái duyên mới để mà nó tương ưng tái sanh cái thân nhân quả tương lai, chỉ cho cái danh sắc. Như vậy rằng, nếu mà cái ý của mình nó có Minh, nó giác ngộ ra cái sự thật chân lý của nó, sự thật của khổ, sự thật nguyên nhân của khổ, sự thật của trạng thái diệt khổ và sự thật con đường đưa đến diệt khổ. Nếu mà ý thức này nó có Minh thì nó sẽ dừng lại tức khắc liền. Khi nó dừng lại thì cái thế giới đau khổ, duyên hợp, cái thân nhân quả mới nó sẽ không còn nữa, có nghĩa là cái danh sắc nó không còn. Khi Vô Minh diệt thì Hành nó diệt, phải không? Khi Hành nó diệt là chỉ cho nghiệp lực của mình nó không tác động trên cái thức này. Nó do Minh mà nó có. Nó dừng lại mọi cái sự tham đắm, tham, sân, si, mạn, nghi của mình thì ngay đó thì cái Thức của mình nó diệt. Khi cái Thức mình diệt thì cái Danh Sắc diệt, cái Danh Sắc chỉ cho cái thân nhân quả kế tiếp nó không còn.
Như vậy rằng là cái ý thức của chúng ta nó là cái biết, nó là ông chủ. Chứ không phải từ nào giờ bên Duy thức học, người ta cho rằng thức nó là cái kho chứa nghiệp. Cái thức này nó sống này, nó tạo nên cái hành của nó, nó chứa vào cái A lại da thức hoặc là Mạc na thức. Người ta cho rằng nó có một cái thức thường hằng, nó giữ lại cái hành động nghiệp này. Từ đó cái thức này nó đi tái sanh, người ta gọi là nghiệp thức, cái thức nó đi tái sinh, đó là hết sức là lầm lạc. Từ nào giờ bên Duy thức học do người ta không có giác ngộ ra bốn chân lý Tứ diệu đế như thật này mà người ta hiểu cái pháp trong cái 12 nhân duyên nó sai hết. Từ đó mà nó tạo nên cái thế giới siêu hình, linh hồn. Từ cái chỗ mà căn bản cái Duy thức học mà người ta định hướng trong cái hiểu sai về cái thức trong cái 12 nhân duyên như vậy mà nó tạo nên thế giới siêu hình ngoài cái thế giới của con người. Trong khi Phật dạy chúng ta thế giới 12 nhân duyên bắt nguồn từ Vô Minh. Từ đó mà nó hành động theo cái nghiệp lực nhân quả tham, sân, si của nó, mà nó sẽ tương ưng tái sanh sáu cái trạng thái luân hồi chỉ cho cõi trời, cõi người, a tu la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh ngay nơi cái thân hiện tại này.
Thì như vậy rằng là ngay cái Thức này, ngay cái Thức trong cái 12 nhân duyên là nó phản ảnh để mà nó sẽ thọ cái quả báo trong sáu cái trạng thái luân hồi từ nơi cái thức này. Như vậy rằng là cái thế giới để mà chuyển luân trong sáu nẻo luân hồi do cái thức của chúng ta. Nó đảm trách cái vị trí chủ đạo trong sáu trạng thái luân hồi này. Ngoài ra nó không có một cái thức siêu hình để mà nó tương ưng tái sanh trong cõi trời siêu hình phải không. Mà từ nào tới giờ bên Duy thức học người ta lầm tưởng nó có cõi giới siêu hình, cõi trời siêu hình phải không, cõi địa ngục siêu hình, cõi ma, cõi quỷ. Do người ta hiểu sai cái thế giới 12 nhân duyên này và không có giác ngộ ra 4 chân lý Tứ diệu đế như thật này, người ta ngộ nhận ra cái Chánh pháp của Phật. Từ đó người ta tưởng giải ra có cái thế giới siêu hình, có thế giới linh hồn. Rồi cái thức của mình hằng ngày nó hành động cái nghiệp lực của mình từ đó rồi nó chứa vào cái nhân quả trong cái thức, từ đó cái thức nó đi tái sinh - người ta hiểu là lầm lạc như vậy.
Vì vậy mà đức Phật có dạy chúng ta đó: 5 uẩn này cũng là pháp hữu vi, pháp vô thường thôi. Khi 5 uẩn này nó hoại diệt thì các thức, các uẩn trên đây nó sẽ hoại diệt luôn và nó không còn một cái thức, một cái uẩn nào ngoài cái thân tứ đại này ra mà nó chỉ còn lại cái nghiệp lực nhân quả của chúng ta thôi. Do chúng ta Vô Minh chúng ta hành động theo các dục tham, sân, si, mạn, nghi của mình. Mà từ đó cái dục này, cái nghiệp lực này nó tương ưng, nó tái sanh thành một cái thân nhân quả mới. Mà khi nó tái sanh thành một cái thân nhân quả mới thì nó sống với cái Thức thân nhân quả mới. Thân nhân quả mới là do cha mẹ tạo ra cái thân nhân quả này, và chúng ta sẽ tương ưng vào với cái thân nhân quả của cái thân nhân quả này mà sống mà thọ quả báu mà trước đó mình đã tạo. Cho nên những gì Phật dạy chúng ta là nó nằm ngay cái thân tứ đại này.
Thì hôm qua Thầy có nói sơ qua về các thế giới đó, thế giới quan và vũ trụ quan là nó nằm nơi cái thân tứ đại này. Nói chung là do Vô Minh mà chúng ta khởi lên sự tham đắm, ưa thích từ đó mà nó duyên hợp, nó sẽ tương ưng, nó chuyển luân trong sáu cái trạng thái luân hồi. Mà sáu cái trạng thái luân hồi này nó phản ảnh trên cái thức, trên cái biết của chúng ta. Nếu mà chúng ta hằng ngày chúng ta sống chịu đau khổ trước những cái nhân quả của nó như là bệnh tật, rồi chúng ta bất an, bất toại nguyện trước mọi hoàn cảnh xấu - đó là chúng ta đang tương ưng vào trạng thái địa ngục ngay cái hiện tại luôn, chứ không phải chúng ta chết rồi chúng ta mới về cái cõi địa ngục siêu hình để mà chúng ta thọ quả báo.
Do Vô Minh, do chấp thủ chúng ta chấp vào những điều bất thiện. Rồi chúng ta chấp vào cái nhân quả của mình. Hằng ngày chúng ta sống chịu đau khổ trước những cái nhân quả của nó như là bệnh tật. Rồi chúng ta bất an, bất toại nguyện trước các hoàn cảnh xấu. Trong khi Phật dạy mình “Tất cả các pháp nó đều là vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta là bản ngã của ta”. Do Thức của mình nó Vô Minh như vậy mà nó lầm chấp, nó tham đắm mọi cái dục lạc của nó mà nó tạo nên cái tự ngã. Là vì các pháp bản chất nó vốn không có tự ngã. Nó không có ngã sở. Sở dĩ mà chúng ta có tự ngã, có ngã sở là do cái thức của mình nó Vô Minh, nó lầm chấp, nó dính mắc vào các nghiệp lực nhân quả của nó mà từ đó nó tương ưng vào 6 cái trạng thái luân hồi này.
Một người mà giận dữ trước những cái hành nghiệp nhân quả của mình sân, si thì cái người ấy tương ưng và hóa sanh, an trú trong thế giới của A tu la đó, thì nó nằm nơi cái thức của chúng ta luôn. Hoặc là cái người ấy hằng ngày họ giết hại chúng sinh, họ ăn thịt chúng sinh không có thương tiếc, không có tâm tàm quý thì ngay đó cái Thức của họ nó sẽ tương ưng và hóa sanh trong cái thế giới của súc sinh, gọi là cõi súc sinh đó. Hoặc là chúng ta là người tốt, là người lương thiện, sống có lương tâm, có tâm tàm quý, sống có lòng từ không có ác thì ngay đó chúng ta sẽ được tương ưng và hóa sanh trong cái thế giới loài người. Rồi hằng ngày chúng ta biết giữ gìn 5 giới, tu tập những cái điều thiện, 10 điều lành. Hằng ngày chúng ta biết thương yêu và tha thứ, không có giận hờn, không có phiền não, không có oán trách, không có ganh ghét, không có đố kỵ, không ích kỷ, biết từ bỏ cái tâm xan tham của mình, lòng ham muốn của mình. Hằng ngày chúng ta sống như vậy thì ngay đó chúng ta sẽ được tương ưng và hóa sanh cái trạng thái của thiên giới gọi là cõi trời ngay nơi cái thức mà chúng ta đang sống.
Nơi cái thức này, nếu chúng ta giác ngộ ra 4 chân lý Tứ diệu đế như thật. Chúng ta hành con đường đạo đế hướng đến diệt ngã, xả tâm, ly dục ly ác pháp để mà không còn chấp thủ các dục lạc ở đời. Và cũng như là không có chấp thủ những cái gì mình chứng, mình đạt được nơi cái sự tu tập của mình thì ngay đó là chúng ta hướng đến là đoạn diệt các lậu hoặc. Là không còn dục lậu, không còn hữu lậu, không còn vô minh lậu thì ngay đó là chúng ta sẽ được tương ưng và hóa sanh trong cái trạng thái Niết Bàn vĩnh cửu luôn, từ nơi cái thân tứ đại này luôn, từ nơi cái thức mà chúng ta đang sống.
Như vậy rằng là, cái Thức trong 12 nhân duyên nó là cái ông chủ, phải không. Nếu mà nó có Minh thì nó hướng cho chúng ta đi về con đường an lành từ cõi người cho đến cõi trời. Và hướng cho chúng ta để mà chấm dứt luân hồi sinh tử luôn, từ nơi cái thức này. Như vậy rằng là cái Thức này nó đảm nhiệm vai trò chủ đạo. Nếu mà nó Vô Minh thì nó hành động theo các dục của nó, sự tham đắm của nó, chấp thủ của nó thì nó sẽ tương ưng và hóa sanh trong sáu cái trạng thái luân hồi này. Như vậy rằng là chúng ta bị tương ưng và tái sanh trong sáu trạng thái luân hồi là do nghiệp lực. Là do cái ý thức của mình nó Vô Minh nó hành động theo cái tham, sân, si của nó mà nó tạo tác nên cái nhân quả này để mà nó duyên hợp. Nó tạo thành cái danh sắc, cái danh sắc ở đây là chỉ cho cái thân ngũ uẩn, cái thân tứ đại của chúng ta đó. Cái sắc chỉ cho là 6 cái giác quan của mình đó mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý.
Phật tử hỏi: Cái danh sắc mình cũng có thể gọi là cái thân, cái tâm luôn thưa Thầy?
Đúng rồi, nó là thân tứ đại. Cái danh sắc nó chỉ cho thân ngũ uẩn mà trong đó nó gồm cả thân và tâm. Tâm chỉ cho cái biết, trong đó có ý thức nữa. Cái ý thức là cái biết, cái tâm ở đây chỉ cho 6 cái thức của mình gọi là thức nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Nó chỉ chung cho sáu cái biết của mình, thì trong đó ý thức của mình nó cũng là thức, nó cũng là tâm phải không? Thì như vậy rằng là chỉ có ý thức của mình nó mới làm chủ thôi.
Vì vậy mà con người chúng ta khác biệt các loài thú, động vật khác do chúng ta có cái ý này này. Con vật cũng có cái thân ngũ uẩn, nó cũng có 6 cái thức của nó, nhưng mà nó không có ý thức. Nói chung con vật nó cũng có 6 cái trạng thái luân hồi của nó. Nó cũng sống trong cái nghiệp lực nhân quả nhưng mà nó không làm chủ tại vì nó không có ý thức, phải không? Nó sống bằng cái nghiệp lực Vô Minh của nó. Cho nên, loài vật thì nó không có tu tập được. Nó không có pháp hành được. Nó không có hiểu về nhân quả thế giới duyên hợp đau khổ. Cho nên chỉ có con người chúng ta mới có trí tuệ, chúng ta mới tu tập được. Như vậy rằng là cái ý thức chúng ta hiểu nó rằng đó là trí tuệ của mình. Cho nên từ nào giờ người ta không có hiểu chỗ này. Từ đó người ta tu những cái pháp để người ta diệt ý thức đi, người ta diệt trí tuệ của mình đi và từ đó tưởng thức nó hoạt động. Khi tưởng thức nó hoạt động thì nó không làm chủ, nó sẽ hành động theo các dục của nó.
Đó, vì vậy cái danh sắc ở đây là gì? Là chỉ cho cái thân tứ đại. Do cái đầu tiên là do cái thức, cái thân nhân quả trước đó chúng ta Vô Minh, chúng ta tạo nên cái sự tham đắm để mà nó duyên hợp  nó tạo nên cái thân tứ đại này là như vậy.
Cái sắc nãy giờ Thầy nói rồi phải không, là chỉ cho sáu cái giác quan mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý còn cái danh chỉ cho cái tâm thức của mình, trong kinh Đức Phật gọi rằng là thọ, tưởng, tư, xúc và tác ý.
- Thọ là chỉ cho cảm thọ trên sáu cái giác quan mà chúng ta đang tiếp xúc trên cái thân ngũ uẩn của mình, chỉ cho là thọ lạc, thọ khổ, bất lạc bất khổ.
- Tưởng ở đây chỉ cho là thế giới của tưởng, thế giới của sắc tưởng phải không. Thế giới của tưởng uẩn, những năng lực của tưởng, của các nhà ngoại cảm hoặc là các nhà tu hành có được những năng lực thần thông này - nó đều hoạt động trên thế giới của tưởng uẩn này gọi là tưởng. Mộng mị chiêm bao nó cũng là tưởng. Các sắc tưởng nó cũng nằm trên cái thế giới của tưởng uẩn này, thì nó thuộc về những cái năng lực siêu hình. Nếu mà trong cái tưởng này nó hoạt động theo cái dục của nó, sự tham đắm của nó mà từ đó nó cũng sẽ  đưa đến tái sinh luân hồi.
- Thọ, tưởng, tư – Tư có nghĩa là những cái tư niệm của mình, những cái suy nghĩ của mình, hàm ý của mình gọi là tư.
- Thọ, tưởng, tư, xúc – Xúc là chỉ cho cái cảm xúc. Khi trên sáu cái giác quan của mình, mình tham đắm chạy theo các dục trên sáu pháp trần của nó sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp thì tất cả những cái điều đó nó đều phản ảnh trên cái xúc.
- Thọ, tưởng, tư, xúc và tác ý – tác ý chỉ cho những cái ý của mình. Nó điều khiển, hành động trên cái thân ngũ uẩn của mình phải không. Cái ý mình muốn làm cái điều gì nó hướng ra, tác ý ra nó chạy theo cái dục tham đắm của nó gọi là tác ý. Nó đều do nơi cái tâm của mình tạo ra.
Còn cái sắc là chỉ cho sáu cái giác quan của chúng ta, gọi là sáu căn mà nó tiếp xúc với sáu trần gọi là sắc, cái danh sắc là chỉ cho cái thân ngũ uẩn của chúng ta.
Vì vậy mà khi mà trên cái thức này nếu mà nó có Minh, nó có trí tuệ thì nó sẽ không hành động theo cái nghiệp lực nhân quả nó đang tác động, nó không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa thì ngay đó là cái danh sắc này nó dừng lại liền. Là chỉ cho cái thân nhân quả mới nó không còn nữa đó. Chúng ta phải hiểu như vậy đó. Nếu mà ngay cái hiện tại này cái thức của chúng ta nó có trí tuệ, nó không có hành động theo cái nghiệp lực nhân quả của nó thì ngay đó là nó dừng lại. Và khi nó dừng lại thì nó không còn duyên hợp để mà nó tạo thành cái thân nhân quả mới, thì ngay đó cái danh sắc nó không còn.
Thứ năm là lục nhập, lục nhập chỉ cho sáu cái căn của mình. Trên cái danh sắc này nó tiếp xúc với sáu cái pháp trần chỉ cho sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp gọi là lục nhập. Lục nhập chỉ cho sáu cái giác quan của mình mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý nó tham đắm sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Và khi mình khởi lên cái sự tham đắm thì nó sẽ sinh ra cái xúc. Ví dụ mắt của mình nó nhìn thấy cảnh vật đẹp, nó khởi lên sự ưa thích đó là xúc rồi. Hoặc là tai mà nó nghe âm thanh, tiếng hay nó khởi lên sự ưa thích, tham đắm đó là xúc. Hoặc là mình nghe những điều không có ưa thích khởi lên cái sự bực dọc, khó chịu cũng là xúc – nó thuộc về là khổ đấy. Nói chung là cái xúc ở đây nó phản ảnh trên cái sáu pháp trần chỉ cho là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
Phật tử hỏi: Ngay cái chỗ lục nhập rồi xúc, theo như qua sự giảng giải của Thầy thì cái danh sắc là sáu căn, cái lục nhập là sáu trần, cái xúc này là sáu thức, tức là nó có cái căn, sáu trần rồi nó có xúc chạm, sự xúc chạm là cái thức, cái thức, biết được cái đó là thức. Đắng, cay, mùi vị mình thích hay mình ghét, hay gì đó là cái xúc chạm của cái sáu thức phải không ạ?
Nói chung là cái xúc ở đây nó phản ảnh trên cái sáu cái pháp trần chỉ cho là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp gọi là nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Nó chỉ chung cho sáu cái biết của mình. Những cái phần về sau từ chỗ lục nhập cho đến cái xúc, thọ, ái, thủ, hữu thì nó thuộc về cái dục rồi. Nó thuộc về khuynh hướng của cái lạc, tham đắm cái dục của nó rồi. Cái năng lực để tạo nên thế giới duyên hợp tái sinh luân hồi nó từ chỗ này này. Nếu chúng ta Vô Minh mà chúng ta để cho cái Danh Sắc nó tiếp xúc với sáu trần nó sinh ra cái Lục Nhập và nó tham đắm và từ đó nó sinh ra cái Xúc, chỉ cho là sáu cái xúc luôn. Mắt mình nó tiếp xúc với cái sắc gọi là xúc. Tai mình nó tiếp xúc với cái thinh cũng gọi là xúc. Mũi của mình nó tiếp xúc với mùi hương, mùi thơm, mùi thối cũng là xúc. Cái lưỡi mình nó nếm vị ngon dở cũng là xúc. Hoặc là thân mình nó cảm xúc nóng lạnh, ưa thích nó cũng là xúc. Ý của mình nó khởi lên những cái niệm ưa thích, vui hoặc là buồn khổ nó cũng là xúc luôn. Như vậy là cái xúc nó phản ảnh trên sáu cái giác quan của chúng ta qua sáu cái pháp trần. Vì có sáu cái pháp trần mà nó có cái xúc. Nếu mà nó không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp làm gì nó có xúc được. Nó phải có Lục Nhập chỉ cho sáu pháp trần mà từ đó nó có sáu cái xúc này.
Từ cái Xúc này mình mới sinh ra cái Thọ. Khi mình tiếp xúc nó sinh ra sự thích thú của nó chỉ là thọ, trong cái thọ này nó gồm có 3 cái thọ - thọ lạc, thọ khổ, bất lạc bất khổ phải không. Nói chung là 3 cái thọ nó phản ảnh qua 6 cái pháp trần chỉ cho là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
Thí dụ bây giờ mình nghe người ta khen mình, tán thán mình, mình cảm thấy mình ưa thích gọi là lạc - thọ lạc. Hoặc là mình nghe người ta chê mình, chửi mắng mình, xúc phạm đến mình, thì nó làm cho nơi cái tai của mình nó cảm thấy nó khổ, nó buồn giận gọi là thọ khổ phải không - thọ khổ. Còn bất lạc bất khổ có nghĩa rằng là trước cái lời khen tiếng chê chúng ta không có buồn, không có giận, đó là bất lạc bất khổ. Nhưng mà nếu chúng ta không thấy nó là vô thường, nó là pháp sanh diệt thì chúng ta vẫn là Vô Minh lậu luôn. Cảm thọ bất lạc, bất khổ chỉ cho là khi tâm của chúng ta nó tiếp xúc với mọi pháp như vậy mà nó không có vui buồn gọi là bất lạc, bất khổ. Nhưng mà nếu nó không thấy được cái sự thật, cái pháp xung quanh mình nó là pháp vô thường, nó là pháp sanh diệt, nó không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta thì cái trạng thái bất lạc, bất khổ thọ này nó cũng nằm trong cái Vô Minh lậu luôn. Thì như vậy rằng là cái thọ đây nó phản ảnh trên 3 cái thọ - thọ lạc, thọ khổ, bất lạc bất khổ. Ba cái thọ nó phản ảnh qua 6 cái pháp trần chỉ cho là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
Thứ tám là ái, ái chỉ cho cái sự ưa thích, chỉ cho cái tâm quyến luyến, mình không có bỏ được. Thí dụ như giờ mình uống một ly nước ngọt mình cảm thấy nó ngon, nó thích thú mình lưu luyến cái vị đó, nó không có lìa được cái vị đó gọi là ái. Ái ở đây là chỉ cho cái sự tham đắm. Nó nhớ cái cảm giác của cái thọ gọi là ái. À chúng ta hiểu đây chính xác cái từ nó nhớ cái cảm thọ của nó, mà nó không có bỏ được gọi là ái, gọi là ái kiết sử. Ái kiết sử mà Phật có dạy chúng ta, nó ái kiết sử với 6 cái giác quan của nó qua 6 cái pháp trần chỉ cho là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Tai mình nó nghe người ta khen mình rồi mình dính mắc, mình ưa thích cái lời khen đó mình không từ bỏ được gọi là ái kiết sử. Hoặc là mình có những cái đồ vật gì đó mình giữ nó mình thích thú nó, mình lìa nó thì nó làm cho mình khổ sở gọi là ái kiết sử. Hoặc là người thân trong gia đình của mình, con cháu, cha mẹ, vợ chồng, anh em hằng ngày mà chúng ta không có lìa nó ra, khi mà chúng ta lìa ra nó làm cho chúng ta nhớ thương, đau khổ gọi là ái kiết sử. Cái sử nó có nghĩa rằng trói buộc, nó trói buộc cái sự đau khổ trong cái các pháp vô thường ấy gọi là ái kiết sử.
Nói chung cái ái kiết sử nó thể hiện qua người và vật, người là chỉ cho những người xung quanh của mình từ cha mẹ, ông bà, anh em, dòng họ, thầy cô, huynh đệ, bạn đạo... tất cả nếu mà nó còn nhớ thương theo cái tâm phàm phu mà nó không có trí tuệ, nó không có hiểu biết sự vô thường của các pháp duyên hợp, duyên tan thì cái tình thương này, cái nhớ thương này nó thuộc về ái kiết sử hết, nó trói buộc. Chỉ có cái lòng từ thì nó mới giúp cho chúng ta dừng lại cái ái kiết sử này thôi, để mà đoạn lìa cái ái kiết sử này thì chúng ta phải tu tập cái pháp tứ vô lượng tâm thì chúng ta mới đoạn lìa cái ái kiết sử này.
Đó như vậy là cái ái đây là chỉ cho ái kiết sử đó, chỉ cho sự quyến luyến, nhớ thương, thích thú những cái gì mà chúng ta đã sống với nó, tiếp xúc với nó, nó khởi lên cái ái như vậy đó. Mà cái chính là Thủ, có nghĩa là chúng ta nắm giữ.
Phật tử hỏi: Thưa Thầy Thủ hay Hữu cái chỗ này Trưởng lão đổi rồi đó, thường thì là Thủ thì mới Hữu, nhưng mà sau này đổi lại Hữu rồi mới Thủ. Dạ theo Thầy thì Thầy thấy như thế nào? Nó xuôi theo con đường đó.
Đúng ra thì cái Hữu mà Thủ đều là đúng hết, hai cái này là hai cái mặt tương đối nó gần nhau thôi, mình hiểu làm sao nó cũng đúng. Cái Thủ cũng đúng, nó có Thủ thì nó mới Hữu phải không? Mà nó có Hữu thì nó mới có Thủ. Có nghĩa là có cái Thủ trước cũng được, cái Thủ có nghĩa là mình nắm giữ đó. Thí dụ bây giờ người ta cho mình cái vật đó là mình giữ đó là thủ. Rồi mình về mình cất mình sử dụng cho mình, đó là hữu. Như vậy là khi mà cái ái của mình nó tiếp xúc với cái pháp, với cái thọ của nó từ đó nó sinh ra cái chấp giữ. Thí dụ bây giờ mình nghe người ta khen mình rồi mình nhớ cái lời khen của người ta rồi mình không có bỏ được - nó là thủ đó, phải không?
Rồi hằng ngày mình về mình sống với cái thủ này, mình nắm giữ mình không bỏ được. Nói chung cái thủ đầu tiên nó do ái, nó quyến luyến từ đó nó mới giữ được sự quyến luyến này gọi là thủ. Hoặc là người ta đến người ta chê mình rồi mình bực dọc, mình khó chịu, mình cũng chấp thủ những cái điều người ta chê mình. Cái thủ ở đây là chấp thủ đó, chúng ta dùng cái từ gọi là chấp thủ. Do Vô Minh mình chấp thủ các pháp, mình giữ nó, mình không có bỏ được. Đó, có nghĩa rằng là hằng ngày lúc nào mình cũng nhớ những cái điều người ta chê bai mình, mình nhớ lại cái lời đó nó làm cho mình khổ gọi là thủ đó - thủ là mình nắm giữ cái điều đó mình không có bỏ được.
Kế đến là, cái phần thứ mười là Hữu phải không? Hữu là mình sở hữu cái điều đó. Hằng ngày mà chúng ta tham đắm, nghe người ta khen mình hoặc chê mình, rồi hằng ngày chúng ta chấp vào đó, không bỏ được, khi mà gặp cái người đó thì chúng ta cảm thấy mình không ưa thích, mình không muốn gần người đó. Do mình chấp hữu, mình không có từ bỏ được cái niệm đó gọi là hữu. Mình giữ cái niệm đó khi mà nó có đối tượng nó cảm thấy buồn, nó khổ gọi là hữu, hữu kiết sử - Phật có dạy chúng ta đó, trong hữu kiết sử Thầy có giảng cái bài này rất là rõ đó. Nó hữu kiết sử với 6 cái pháp trần chỉ cho là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Tai mà nó nghe người ta khen mình, rồi mình dính mắc, mình ưa thích cái lời khen đó, mình không từ bỏ được gọi là hữu kiết sử. Hoặc là mình có những cái đồ vật gì đó, mình giữ nó, mình thích thú nó, mình lìa nó thì nó làm cho mình khổ sở - gọi là hữu kiết sử. Kiết sử nó có nghĩa rằng trói buộc. Nó trói buộc cái sự đau khổ trong cái các pháp vô thường ấy gọi là hữu kiết sử. Nói chung cái hữu kiết sử nó thể hiện qua người và vật. Người là chỉ cho những người xung quanh của mình từ cha mẹ, ông bà, anh em, dòng họ, Thầy cô, huynh đệ bạn đạo. Tất cả đều nếu mà nó còn nhớ thương theo cái tâm phàm phu mà nó không có trí tuệ, nó không có hiểu biết sự vô thường của các pháp duyên hợp duyên tan thì cái tình thương này nó thuộc về hữu kiết sử hết, trói buộc hết. Cái hữu tức là mình sống với sự chấp thủ của mình, với sáu cái pháp trần sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
Rồi kế đến Sanh, sanh là chỉ cho sanh y. Sanh y mà hằng ngày do cái Hữu này mà chúng ta phải sống với các pháp xung quanh của nó sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp gọi là sanh y đó. Sanh ở đây chỉ cho cái sự sống, chỉ cho đối với các vật chỉ cho tài sản, của cải, tiền bạc gọi là danh lợi nó thuộc về sanh y, đó là vật. Còn đối với người thì chỉ cho chúng ta sống với cái tình cảm gia đình, chúng ta sống với người thân của mình, chúng ta sống với dòng họ của mình, chúng ta sống với bạn bè, chúng ta sống với Thầy tổ, v.v... thì nó thuộc về người. Nếu mà chúng ta Vô Minh, rồi chúng ta chạy theo vào các tham đắm dục lạc ở đời gọi là tham, sân, si, mạn, nghi. Sanh y ở đây là chỉ cho cái sự sống thông qua cái thân tứ đại của mình.
Thì như vậy rằng là từ cái chỗ mà bắt nguồn từ cái Vô Minh cho đến cái hành, cho đến cái thức và danh sắc cho đến cái lục nhập rồi xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh thì bắt nguồn từ cái chỗ Vô Minh. Nó phản ảnh qua cái tâm tham, sân, si, mạn, nghi của mình. Từ đó nó khởi lên sự mọi cái chấp thủ, tham đắm  cái dục lạc ở đời sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp gọi là Sanh y đó. Sanh ở đây chỉ cho sự sống thông qua cái thân tứ đại của mình. Từ cái chỗ đó mà nó đưa đến Lão-Tử, chỉ cho thế giới duyên hợp, vô thường sinh diệt của nó. Rồi cuối cùng cũng đến cái ngày chúng ta cũng phải ra đi thôi.
Cho nên cái thân tứ đại này, những gì mà chúng ta sống, những gì mà chúng ta ưa thích, tham đắm nó đều là những cái năng lực nghiệp lực nhân quả của mình gọi là tham, sân, si, mạn, nghi. Chúng ta sống với những nghiệp lực này, từ nó mà nó duyên hợp nó sẽ tái sanh một cái thân nhân quả mới thôi. Rồi cái thân này đến lúc thì cũng phải già bệnh chết chấm dứt cái thân tứ đại này, chỉ cho Lão-Tử. Cái Lão-Tử ở đây chỉ cho là chúng ta sống đến lúc thì nó cũng phải đưa đến già chết thôi. Những gì mà chúng ta sống, những gì mà chúng ta ưa thích, tham đắm thì nó cũng phải đưa đến già chết thôi. Có nghĩa là nó vô thường, cái thân vô thường nó cũng sẽ đưa đến già, chết. Trong cái già, chết này nó có sầu, bi, khổ, ưu não chỉ cho cái thế giới đau khổ, nó thể hiện qua 6 cái trạng thái luân hồi của mình gọi là cõi trời, cõi người, a tu la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh đó.
Do cái sự tham đắm trên cái dục lạc này, trên cái thân tứ đại này, trên cái thế giới mười hai nhân duyên này mà từ đó chúng ta luôn bị tương ưng và trôi lăn trong trạng thái luân hồi vô lượng kiếp luôn. Còn cái thân tứ đại của chúng ta nó là thân nhân quả, đến lúc nó cũng phải vô thường thôi, nó cũng giống như là các pháp vô thường khác, đến lúc thì nó cũng phải là bệnh, là già, là chết thôi. Cũng vậy cái thân tứ đại của chúng ta đến lúc nó cũng sẽ chết thôi. Nó là sự vô thường tất nhiên của các pháp hữu vi là như vậy. Còn cái trạng thái luân hồi của chúng ta nếu mà chúng ta Vô Minh, chúng ta không có thấy được cái sự thật đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, không thấy được trạng thái diệt khổ và con đường đưa đến diệt khổ thì chúng ta tiếp tục bị các hành nghiệp nhân quả của mình nó tác động. Và từ đó chúng ta tham đắm, chấp thủ, chạy theo các dục lạc ở đời. Từ đó mà nó duyên hợp tạo thành cái thế giới của thân nhân quả mới để mà chúng ta tiếp tục tái sinh mãi mãi luôn trong vô lượng kiếp luôn, không bao giờ dừng lại được.
Vì vậy trong cái bài kinh Thánh cầu, Đức Phật có dạy chúng ta điều này “Này các Tỳ kheo, cái gì mà bị sanh, cái gì bị già, cái gì bị bệnh, bị chết thì chúng ta đừng có tầm cầu chúng, tại vì tất cả chúng đều đưa đến là ràng buộc, đau khổ cho cái sự luân hồi sanh tử của mình thôi”. Cho nên, Đức Phật có hướng cho chúng ta là hướng đến đi tìm cái gì mà không bị sanh, không bị già, không bị bệnh, không bị chết thì chúng ta tầm cầu chúng. Như vậy rằng, cái gì mà để chúng ta không bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết đó là cái đời sống Phạm hạnh. Chúng ta phải hướng đến cái đời sống phạm hạnh này, đó là bậc Đạo sư của chúng ta. Nhờ đời sống phạm hạnh này mà nó giúp cho chúng ta hướng đến là đoạn diệt cái bị sanh, cái bị già, cái bị bệnh, cái bị chết là như vậy. Cho nên ý nghĩa mà trong cái phần lão, tử này là Đức Phật dạy chúng ta là “tất cả mọi pháp nó đều đưa đến sự vô thường, sự sanh diệt của các pháp, nó không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta”.
Để mà nhận thức ra cái lão tử này thì chúng ta phải giác ngộ ra bốn Chân lý Tứ diệu đế như thật. Nhờ chúng ta giác ngộ ra bốn Chân lý Tứ diệu đế này nó sẽ giúp cho chúng ta đoạn diệt cái bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết là ý nghĩa đó.
Nếu chúng ta giác ngộ ra bốn chân lý này như thật thì hằng ngày chúng ta phải sống đúng bốn chân lý này thì nó sẽ giúp cho chúng ta dừng lại tất cả mọi hành động tạo tác trên cái thân tứ đại này. Và các dục của chúng ta từ từ nó đoạn diệt. Và khi nó đoạn diệt thì ngay cái thân tứ đại này chúng ta sẽ dừng lại luôn, không còn bị tái sinh luân hồi sanh tử nữa. Vì vậy mà Đức Phật nói “khi Vô Minh nó diệt thì Hành nó diệt”, khi Hành nó diệt là chỉ cho là nghiệp lực nhân quả của  mình nó không còn tác động. Và khi Hành nó diệt thì Thức nó diệt. Thức nó diệt là chỉ cho cái sự chấp thủ về cái tự ngã. Cái thức ở đây nó thể hiện cho cái tâm chấp thủ cái tự ngã gọi là thiên chấp tùy miên, tùy miên ngã kiến nó cũng từ nơi cái thức này. Nếu mà cái thức này nó Vô Minh, nó sẽ chấp thủ, nó bảo vệ cái tự ngã của nó, từ đó mà nó sẽ duyên hợp, sẽ tái sanh. Vì vậy mà khi mà hành diệt thì cái thức này nó diệt luôn, là cái tự ngã Vô Minh này nó diệt luôn. Khi nó diệt thì cái Danh Sắc này nó không có, cái thân tứ đại này nó không có, và khi Danh Sắc này nó không có Lục Nhập nó không có - sáu pháp trần đó, nó không có luôn.
Và khi Lục Nhập này nó diệt. Thí dụ bây giờ chúng ta vẫn tiếp xúc với sáu pháp trần đúng không, chúng ta đâu còn tham đắm nữa - như vậy nó diệt rồi đó. Khi mà chúng ta có Minh, Hành nó sẽ diệt, chỉ cho là chúng ta không còn bị tác động nơi cái hành nghiệp nhân quả của nó nữa, là hành diệt. Khi Hành diệt thì Thức diệtchỉ cho cái thức của chúng ta nó không còn chấp thủ nữa trước cái nhân quả của nó nữa, gọi là thức diệt.
Khi Thức nó diệt thì cái Danh Sắc nó diệt, chỉ cho cái thân tứ đại của chúng ta hằng ngày chúng ta sống, trên sáu giác quan của chúng ta nó không còn tham đắm nữa, nó không còn ưa thích nữa phải không. Danh sắc có nghĩa rằng là trên cái thân tứ đại này chúng ta làm chủ mọi sắc dục, mọi các pháp mà nó không còn tham đắm, ưa thích nữa gọi là danh sắc nay diệt. Khi Danh Sắc diệt thì cái Lục Nhập nó diệt. Lục nhập nó diệt là chỉ cho sáu cái pháp trần sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nó không còn bị tác động trên cái thân tứ đại này nữa, nó không còn tác động trên cái danh sắc nữa. Khi cái danh sắc nó diệt thì cái lục nhập này nó cũng diệt luôn, khi lục nhập này nó diệt nó không còn tác động trên cái danh sắc này nữa. Dù cho sắc thinh hương, vị, xúc, pháp nó có tác động thì cái danh sắc này nó cũng bất động luôn, nó diệt rồi phải không? Nó đã đoạn diệt cái lòng ham muốn của nó rồi, cái sự chấp thủ của nó rồi.
Khi mà cái Lục Nhập này nó diệt thì cái Xúc nó cũng diệt luôn, là chỉ cho sự tham đắm. Thí dụ bây giờ chúng ta ăn ngon, chúng ta biết nó ngon nhưng chúng ta không có khởi lên cái sự tham đắm của nó như vậy là xúc diệt đó. Hoặc là chúng ta uống một cái ly nước ngọt, chúng ta biết nó ngon, nhưng mà chúng ta không có tham đắm nó. Hoặc là chúng ta có nghe những cái lời nói mà chê bai, chỉ trích mà tâm của mình nó không có buồn, nó không có khổ, như vậy rằng là xúc diệt đó. Xúc nó diệt là như vậy đó. Rồi khi mà xúc nó diệt thì thọ nó diệt, cái cảm thọ lạc đó. Lúc này chúng ta cũng không còn ham đắm nữa khi lúc này cái thọ của chúng ta không còn ưa thích bởi cái lời khen tiếng chê của người kia nữa. Hoặc là chúng ta không còn tham đắm chạy theo dục lạc ở đời nữa.
Như vậy rằng là thọ nó diệt đó, và khi Thọ nó diệt thì lúc này cái Ái nó không còn, phải không. Nó không còn ràng buộc nữa. Thí dụ bây giờ hằng ngày phật tử chúng ta sống chung với gia đình, với mọi người nhưng mà mình sống với trí tuệ, với cái tri kiến giải thoát mà từ đó chúng ta không có còn bị ràng buộc trong ái nữa. Cái thọ ở đây, thí dụ như gia đình mình có hạnh phúc mà chúng ta cũng không thấy mình vui, mình hân hoan trong cái điều hạnh phúc của gia đình, có nghĩa rằng chúng ta vẫn sống trong cái cảm giác của hạnh phúc với mọi người, nhưng chúng ta hiểu rằng nó cũng là pháp hữu vi, là vô thường. Do chúng ta hiểu biết như vậy mà cái thọ này nó không có, gọi là cái ái của mình nó không có luôn. Nghĩa rằng là chúng ta vẫn sống với gia đình, với mọi người, sáu giác quan chúng ta vẫn tiếp xúc với các pháp trần mà nó không có sự tham đắm, ưa thích, quyến luyến của nó. Như vậy rằng là ái nó diệt rồi, ái nó diệt là như vậy đó.
Và khi Ái nó diệt và lúc này Thủ nó diệt luôn. Lúc này là cái thủ nó đâu còn chấp thủ nữa phải không. Nó đâu còn chấp thủ nữa. Bây giờ người ta có khen mình, người ta có chê mình, mình cũng chẳng có màng đến biết rằng nó vô thường, nó là pháp sanh diệt thôi, mà từ đó trong tâm mình nó không còn giữ những điều dính mắc này nữa. Nó không còn chấp thủ. Nó không còn dính mắc cái gì trong tâm của mình, thì ngay đó là mình giải thoát rồi đó. Khi mà cái thủ nó không còn trong tâm mình những điều dục lạc ở đời, hoặc là lời khen tiếng chê, hoặc là những điều nhân quả xấu ác nó xảy ra mà chúng ta không còn chấp giữ nó nữa.
Đối với những nhân quả xấu thì chúng ta không còn chấp giữ nó, đối với nhân quả tốt thì chúng ta không còn chấp giữ nó, do chúng ta không còn chấp giữ nó thì tự ngã nó không còn, tự ngã nó không còn là chúng ta không còn khổ nữa. Và khi chúng ta không có chấp giữ thì cái thủ nó diệt phải không. Và khi thủ nó diệt thì hữu nó diệt. Hữu nó diệt, từ nay mà chúng ta lỡ có người đó có chê mình hoặc họ có khen mình, mình gặp họ mình cũng thấy họ bình thường, mình cũng chẳng có vui mừng hớn hở khi mình gặp cái người khen mình. Hoặc là mình gặp cái người chê mình, mình không có buồn, mình không có khó chịu khi mình gặp những người xấu, cái người mà xúc phạm đến mình, vậy thì nó đâu còn hữu nữa. Hữu nó diệt rồi. Sở dĩ mà chúng ta còn hữu là vì chúng ta còn chấp, còn thủ, mình còn giữ cái lời khen tiếng chê của người kia mà chúng ta vẫn còn dính mắc, vẫn còn chấp. Khi còn thủ còn chấp thì chúng ta còn đau khổ.
Vì vậy mà khi mà mình gặp cái người xấu thì chúng ta lúc nào cũng sợ hãi và lo lắng, như vậy cái hữu mình nó còn. Còn cái hữu mình nó diệt, gặp người xấu chúng ta cảm thấy nó bình thường, nhưng mà lòng mình lúc nào cũng tôn trọng, thương yêu và tha thứ cái người họ có xúc phạm đến mình, hoặc là họ làm những điều xấu, ác đến mình, như vậy là hữu nó không còn đó.
Hữu diệt có nghĩa rằng là: Những gì mà chúng ta sở hữu nó như là tài sản, của cải, vật chất, danh lợi, gia đình, cha mẹ, anh em, dòng họ những cái này lỡ nó có bị hoại diệt, nó có bị mất mát mà chúng ta không có bị nó tác động, chi phối, không có làm cho chúng ta bị đau khổ, lo lắng, bất an trong cái hoàn cảnh nhân quả như vậy thì đó là hữu nó diệt đó. Hoặc là khi mà cái thân của chúng ta nó có bị bệnh, nó có bị cảm thọ đau nhức trên cái thân này mà chúng ta không còn bị nó tác động, chi phối nữa thì đó cũng là hữu diệt đó. Hoặc là cái thân này nó có chết đi, ta cũng không còn sợ hãi, lo lắng trước cái thân nhân quả này, trước cái sự vô thường này thì đó là hữu nó diệt đó. Và khi hữu nó không còn thì sanh nó diệt luôn rồi.
Đó thì như vậy rằng thế giới của duyên hợp khi mà nó có Minh thì lần lượt các duyên còn lại tự nó sụp đổ hết trơn. Nhưng mà với điều kiện phải có Minh nha. Cái Minh nó là chủ đạo cho các duyên còn lại, nếu mà mình không có Minh thì các duyên còn lại nó sống trong cái chấp thủ của nó hết, dính mắc của nó từ đó nó tạo nên thế giới duyên hợp tái sinh luân hồi sinh tử đó.
Nói chung là muốn để phá tất cả các duyên trên cái 12 nhân duyên, đầu tiên chúng ta phải có Minh rồi, mà muốn có Minh là chúng ta phải giác ngộ ra cái 4 chân lý Tứ diệu đế của Phật. Nên từ nào tới giờ người ta hiểu rằng muốn có Minh thì mình phải tu chứng, mình mới có Minh phải không. Người ta đã tưởng tri cái điều này. Trong khi cái Minh đức Phật có dạy chúng ta rồi. Đức Phật nói rằng chúng ta phải giác ngộ ra cái chân lý, thì nó có 4 cái điều kiện: giác ngộ Chân lý, hộ trì Chân lý, Chân lý được hộ trì và chứng đạt Chân lý. Cho nên cái chân lý này đức Phật đã chứng và Ngài đã dạy rồi.
Làm sao chúng ta phải giác ngộ ra, khi chúng ta giác ngộ ra chân lý Tứ diệu đế này là chúng ta đã có Minh rồi, chứ đâu cần mình phải tu tập, mình phải chứng đạo, mình có thiền định tam Minh rồi mình mới có cái Minh này. Cho nên từ nào giờ người ta tưởng tri ra cái Minh, cái Minh trong cái 12 nhân duyên. Trong khi những cái pháp mà Phật dạy mình nó thuộc về những cái pháp dành cho những con người trên thế gian này, bất luận ai, miễn là người ta có trí, người ta có giác ngộ ra cái Chánh pháp của Phật, từ đó người ta sống theo cái Chánh pháp này. Từ ngay nơi cái hiện tại ấy là nó có giải thoát liền. Chính vì lý do đó mà Phật dạy chúng ta là “Pháp ta thiết thực, hiện tại, không có thời, gian đến để mà thấy, có quả tức thời” là ý nghĩa đó đó. Có nghĩa là khi mình đã giác ngộ ra chân lý Tứ diệu đế này thì thế giới 12 nhân duyên này tự nó sụp đổ hết trơn. Nó sẽ chấm dứt hoàn toàn luôn, thế giới đau khổ nó sẽ dừng lại luôn.
Thí dụ bây giờ dù chúng ta còn sống trong cái môi trường nhân quả chứ, mình vẫn có bị bệnh tật, mình có tai nạn, mình có rủi ro, mọi cái điều kiện nhân quả xấu nó đang xảy ra, tác động xung quanh mình. Nhưng mà do chúng ta đã giác ngộ ra bốn Chân lý như thật, mình thấy được sự thật của khổ, mình thấy được sự thật nguyên nhân của khổ, mình thấy được trạng thái diệt khổ. Mà khi chúng ta đã thấy được cái sự thật này như vậy thì ngay đó cái chấp thủ, cái lầm chấp cái Vô Minh mình nó diệt, thì ngay đó cái thế giới duyên hợp đau khổ nó sụp đổ tức khắc liền dù cho cái thân nhân quả của chúng ta nó đang có bị bệnh tật như vậy, nhưng mà nó dừng lại luôn đó, thì ngay đó mình tương ưng trong cái trạng thái Niết Bàn luôn.
Cho nên ai mà đã giác ngộ cái thế giới 12 nhân duyên này thì cái người ấy đã gõ vào cái cửa bất tử rồi. Cho nên cái sự tu tập của mình nó không có không gian và thời gian. Khi mà chúng ta đã giác ngộ ra cái chân lý Tứ diệu đế rồi chúng ta giác ngộ ra thế giới 12 nhân duyên này và chúng ta sẽ được giải thoát từng ngày, từng giờ trên cái trí tuệ, trên cái sự giác ngộ này chứ không phải chúng ta phải chờ mình tu tập để mình chứng thiền định, mình có trí tuệ tam Minh, để mình mới chứng được cái thế giới 12 nhân duyên để mình có Minh, mà cái Minh này Đức Phật đã dậy chúng ta rồi.
Phật tử hỏi: Như vậy thưa Thầy, cái khi mà mình thông hiểu, thông suốt và hành trì theo nó mà không có để cho mình đau khổ thì cái này cũng như là mình gọi Pháp trí và Tùy trí phải không Thầy?
Cái Pháp trí ở đây thì mình hiểu rằng chúng ta đã giác ngộ ra cái Chân lý. Thì trong kinh đức Phật dạy rằng: Khi mà một người nghe Đức Phật giảng về bốn cái sự thật chân lý này, họ đã giác ngộ ra cái chân lý này như thật thì ngay đó họ đã chứng được Pháp nhãn thanh tịnh, gọi là Pháp trí đó phải không - Pháp nhãn thanh tịnh. Và khi vị này đã chứng được Pháp nhãn thanh tịnh thì ngay cái hiện tại ấy vị này đã ly trần vô cấu rồi. Có nghĩa rằng cái tham, sân, si, mạn, nghi của mình nó muội lược rồi. Khi mà nó giác ngộ ra cái sự thật này thì thế giới của tham, sân, si - gọi là thế giới của ma đó, từ từ nó sẽ lìa hết. Mà khi nó đã ly trần vô cấu rồi, cái gì sinh ra thì cái ấy tự diệt. Có nghĩa rằng là khi tâm mình nó thanh tịnh rồi, mình có trí tuệ rồi thì những cái nhân quả, những cái hành nghiệp của mình và của chúng sinh khi mà nó sinh ra thì chúng ta hiểu nó như thật, từ đó chúng ta không có tham đắm, chúng ta không có chấp thủ nó, ngay đó nó tự diệt rồi. Cho nên Đức Phật có nói“Các pháp tự duyên sinh, các pháp tự duyên diệt”, bản chất của các pháp nó không có tự ngã. Mà các pháp nó có tự ngã là do chúng ta Vô Minh, chúng ta chấp thủ vào các pháp ấy mà nó có tự ngã. Cho nên khi chúng ta đã giác ngộ ra bốn chân lý Tứ diệu đế này như thật thì ngay đó là các pháp mà chúng ta đang sống nó sẽ diệt hết à, nó không còn tự ngã nữa, phải không?
Mặc dù mình đang sống với mọi người như vậy, nhưng mà trong tâm mình nó vẫn biết rằng nó là pháp hữu vi, là vô thường, nó không có pháp nào là ta, là của ta, là tự ngã của ta. Có nghĩa rằng là mọi hiện tượng nhân quả, mình sống chung với mọi người nó không có thực ngã của nó. Nó không có tự ngã, và khi tâm mình nó hiểu biết sự thật như vậy thì ngay đó mình chứng được Pháp nhãn thanh tịnh đó. Trong kinh Đức Phật gọi rằng Pháp nhãn thanh tịnh hoặc là Pháp trí, hoăc là Minh giải thoá. Minh giải thoát cũng là Pháp trí luôn đó hoặc là Tuệ giải thoát nó cũng là Pháp trí luôn, nó nằm ở cái chỗ là Minh hết đó, nhưng mà nó thể hiện qua mỗi danh từ nó khác nhau.
Đó, thí dụ bây giờ khi mà mình nghe đức Phật giảng một cái bài pháp, rồi mình giác ngộ ra bốn sự thật chân lý thì ngay đó mình chứng được Pháp nhãn thanh tịnh. Rồi hằng ngày mình sống với mọi pháp, mình sống với các pháp đang tác động xung quanh mình từ đó mình hiểu nó như thật đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ - đó là Tuệ giải thoát đó. Tuệ giải thoát có nghĩa rằng là mình tư duy, mình hiểu biết sự thật của các pháp như thật gọi là Tuệ giải thoát. Còn mình giác ngộ được chân lý nó gọi là mình chứng được Pháp nhãn thanh tịnh. Còn Minh giải thoát có nghĩa rằng là mình thấy được thế giới duyên hợp của mười hai nhân duyên, các pháp đều là vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Do hiểu biết như vậy mình có được cái Minh giải thoát này.
Nói chung rằng là nó đều hướng đến chỗ là diệt đế Niết Bàn hết. Cái trí tuệ của mình nó thể hiện qua mọi sự hiểu biết khác nhau, nhưng mà nó đều hướng đến cái chỗ là diệt đế Niết Bàn. Cho nên là những cái điều mà Phật dạy chúng ta khi mà tu tập, khi mà sống với cái đời sống phạm hạnh này là nhằm nó hướng đến là diệt đế, nó hướng đến là diệt cái khổ và nguyên nhân của khổ để từ đó mà chúng ta đoạn dứt cái nguyên nhân, cái nguồn gốc luân hồi sinh tử của mình.Từ đó mà chúng ta có cái diệt đế. Từ đó mà chúng ta có trạng thái Niết Bàn ngay cái hiện tại này luôn.
Cho nên là khi mà chúng ta đã giác ngộ ra cái thế giới 12 nhân duyên này thì chúng ta sẽ được tu tập và giải thoát từng ngày, từng giờ trong cuộc sống này, với điều kiện chúng ta phải giác ngộ ra chân lý nha. Mà nếu chúng ta không có giác ngộ ra cái chân lý Tứ diệu đế này là chúng ta không có Minh giải thoát đâu, chúng ta không có được pháp trí đâu, chúng ta không có được tuệ giải thoát đâu.
Cho nên từ nào giờ người ta hiểu không có thông suốt về cái thế giới 12 nhân duyên này và người ta không có thông suốt về cái Tứ diệu đế này và người ta cho rằng muốn có Minh mình phải tu tập, ráng tu tập. Từ cái chỗ hiểu sai cái chân lý diệt đế này, sai cái thế giới 12 nhân duyên này. Không có thông suốt về Tứ diệu đế này mà từ đó con người ta phải ráng tu tập. Họ ráng tu rất là nhiều đó, từ đó mà họ chế ra nhiều cái pháp môn tu, từ đó mà nó ức chế đi. Con người ta ráng tu để mong mình có thiền định, có tam Minh để mình chứng được trí tuệ này thì cuối cùng người ta đã tưởng tri Niết Bàn. Cho nên Đức Phật có nói đó “chúng sinh là tưởng tri Niết Bàn, còn Như Lai là liễu tri Niết Bàn”. Liễu tri niết bàn có nghĩa là Phật dạy chúng ta mình giác ngộ ra sự thật Pháp nó như thật, rồi từ đó chúng ta đừng có hành động theo các dục của nó. Từ đó mà nó diệt các dục của mình thì ngay đó là niết bàn liền đó. Chứ không phải là chờ tu để có thiền định, có tam Minh, có thần thông, có được năng lực để mà chúng ta có Minh này. Do người ta không có hiểu chỗ này như vậy mà chúng sinh sống trong là tưởng tri.
Phật tử hỏi: Như vậy thì cái sự chứng đạo của một người bằng cái Pháp trí và cái Tùy trí, đạo đức của cái người đó, để đưa họ đến cái sự giải thoát. Giải thoát là chứng đạo rồi phải không thưa Thầy?
Đúng rồi, giải thoát là chứng đạo liền. Cho nên ngày xưa người ta chứng đạo là người ta hiểu biết, người ta giác ngộ bốn cái chân lý như thật, vì vậy mà cuộc đời của đức Phật - Ngài độ chúng sinh được nhiều người lý do đó. Tại vì Ngài giảng cái chân lý này quá rõ đi, nó không có mơ hồ, trừu tượng, nó rất là thực tế, nó rất là căn bản. Sau này người ta đã tưởng giải ra bốn chân lý Tứ diệu đế này, người ta hiểu rất là sai, từ đó mà người ta tu tập nó không giải thoát được. Chứ thật sự, vào thời đức Phật khi mà Ngài giảng được cái chân lý này thì người ta giác ngộ thì ngay đó người ta chứng đạo.
Thí dụ bây giờ mình nghe, khi mà đức Phật – Ngài về thăm Vua cha, Ngài giảng cho Vua cha cái bài pháp đầu tiên thì ngay đó Vua cha đã chứng được Pháp nhãn thanh tịnh, chứng được quả dự lưu rồi, có thấy không. Khi nghe pháp và hiểu được pháp, xả được tâm ly dục, ly ác pháp nó đã chứng đạo rồi - chứng cái quả đầu tiên.
Và cái lần thăm thứ hai là đức Phật về, đức Phật giảng cái bài pháp và sau đó Vua cha cũng thông suốt và giác ngộ ra cái tri kiến giải thoát của mình. Từ đó mà Vua cha đã xả tiếp tục cái tâm của mình, từ đó mà chứng được cái quả Nhất lai.
Và cái lần giảng thứ ba đức Phật cũng giảng một cái bài pháp, Vua cha cũng giác ngộ ra, thông suốt các pháp như thật từ đó mà Vua cha sống với chân lý này. Từ đó mà nó diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp mà Vua cha chứng được cái quả Bất lai, chỉ cho cái quả là ngay cái hiện tại nhập Niết Bàn, hóa sinh niết bàn ngay tại cuộc sống này.
Và cái lần thăm cuối cùng đức Phật về thăm Vua cha, khi mà giảng cái bài pháp cuối cùng là Vua cha chứng được cái quả A la hán luôn.
Khi mà nghe được pháp của Phật từng cái giai đoạn như vậy mà đức Phật đã hướng cho chúng đệ tử của Ngài lần lượt nhận ra cái Chánh pháp. Nhận ra được cái Pháp nhãn thanh tịnh. Nhận ra được cái Tùy trí và Pháp trí. Nhận ra cái Tuệ giải thoát từ đó các Ngài hướng đến đoạn diệt các chấp thủ, các Vô Minh của mình. Từ đó mà chứng được các quả từ quả Dự lưu trên đến quả Nhất lai, cái quả Bất lai và cái quả A la hán luôn.
Như vậy rằng, bốn cái quả này nó mới định hướng cho chúng ta hướng đến diệt đế Niết Bàn. Chỉ cần nghe pháp, hiểu được pháp, thông suốt rồi hằng ngày mình hành trì cái đời sống phạm hạnh, đừng để vi phạm bất cứ lỗi lầm nhỏ nhặt nào, trên cái đời sống phạm hạnh ấy, sự hiểu biết chánh pháp ấy chúng ta lần lượt chứng đạt được bốn Thánh quả này. Rồi từ đó hướng đến con đường chấm dứt luân hồi sinh tử ngay cái đời sống hiện tại này luôn.
(Xin tri ân Nhóm Học Học Tập Đao Đức đánh máy 61 Cuốn băng của Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã đánh máy bài giảng này của Thầy Bảo Nguyên


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CHÁNH PHÁP, TƯỢNG PHÁP, MẠT PHÁP - Thầy Thích Bảo Nguyên

Kinh Ví dụ cái cưa