TỪ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG - Thầy Thích Bảo Nguyên
“…Cho nên bây giờ để mình dừng mọi cái khổ này, dừng mọi cái điều xấu ác đến với ta thì Phật dạy mình cái pháp Tứ Chánh Cần, như lý tác ý, ngăn ác diệt ác những điều ác chưa sanh và đã sanh thì khi trên 6 căn mình những điều ác xấu nào đến thì lập tức chánh niệm ngay. Mình nói rằng thôi, cái chuyện xấu tốt của người ta là nhân quả của người ta, mình phải lo mình. Cho nên trong Kinh Pháp cú Phật nói:
Hãy nhìn lỗi mình,
Chớ nhìn lỡi người
Người làm hay không làm,
Hãy tự nhìn thân ta,
Có làm hay không làm.
Mình cứ Chánh niệm, mình tự phản tỉnh lại chính mình, tự kiểm điểm lại mình: à tâm này đang giận, đang buồn này, thì mình biết thôi, giận buồn là đang làm khổ mình đó, không nên giận không nên buồn nữa, tâm này hãy hoan hỉ, hãy xả đi. Khi mình như lý tác ý như vậy thì lập tức cái buồn giận này còn không? Tan biến ngay liền! Cái pháp này phải nói nó VI DIỆU lắm phật tử à! Nhưng mà rất tiếc mọi người không thể siêng năng tinh cần tu tập pháp này từ đó mà phiền não cứ phiền não mãi. Khi thầy nói ra mình thấy dễ không? Quá dễ à!
Nhưng mà kẹt ở chỗ là chúng ta không kịp Chánh niệm nó, thường chúng ta bị tâm NGŨ
TRIỀN CÁI tham sân si mạn nghi nó che mờ tâm mình. Khi nghịch cảnh song gió nào
để, cảnh trái ý nghịch lòng nào đến, mình bị cái tâm tham sân si mạn nghi nó
che kín mình không nhìn thấy. Vì nó che kín như vậy cho nên mình bị dục mạng
theo nó. Cái tâm tham sân si nó sai khiến mình phải hành động theo điều đó:
ghét người này hờn người kia, trách người nọ. Cái tâm đó gọi là triền cái.
Triền cái là cái màn ngăn che, nó che tâm của mình, mình không kịp Chánh niệm
để phản tỉnh là chính mình. Cái tâm đó gọi là triền cái.
Còn người mà có, họ tu cái tâm Chánh niệm tỉnh
giác là họ diệt cái tâm triền cái. Nghĩa là khi trên 6 căn mắt tai mũi miệng
thân ý, nó gặp cái cảnh nào không tốt. Thí dụ như là người ta chửi mình đi, thì
nó Chánh niệm liền. Khi nghe người ta chửi mình là nó Chánh niệm, nó xem cái
tâm nó có giận người chửi mình không. Khi nghe người ta chửi là lập tức nó phản
tỉnh lại tâm ý của nó, xem tâm mình có khó chịu, có bực dọc, có hơn thua hay không?
Nó kiểm điểm chính nó, nó phản tỉnh lại chính nó. Mà trong kinh Phật dùng từ là như lý giác sát.
NHƯ LÝ là như cái lý giải
thoát, mình xem tâm mình có phiền não sân giận không, gọi là như lý nha. Nếu mình
sân giận làm khổ mình đó, còn mình không sân giận thì mình không khổ. Đó là Như
lý.
Còn giác sát là gì? Giác sát
là tâm mình vừa nhóm khởi cái buồn giận, nó kịp biết liền. Đó là sát.
Giác là tỉnh ra. Sát là nó kịp tỉnh ra cái tâm này đang buồn, đang giận, đang
hờn. Gọi là giác sát. Còn như lý là như cái lý giải thoát: nếu mình buồn giận
là mình làm khổ mình khổ người, còn mình dừng lại không buồn giận thì mình không
khổ, moi người không khổ. Còn giác sát là mình kịp tỉnh ra cái tâm này đang
buồn đang giận. Khi nó kịp tỉnh ra thì nó tác ý xả liền. Thôi không nên buồn
nên giận, các pháp là vô thường, không có gì là ta là của ta, tâm này hãy xả
đi. Khi mình như lý tác ý như vậy thì lập tức mọi cái buồn giận, khó chịu, bực
dọc trong tâm mình tan biến liền, ngay tức thời dẹp sạch hết.
Cái pháp tu này giống như mình quét nhà: khi mình thấy nhà có rác thì mình quét liền, khi quét liền nhà sạch. Tâm mình cũng vậy, một phiền não nào nó vừa khởi ra thì mình kịp chánh niệm, mình biết xấu hổ nó, sợ hãi nó, mình tác ý xả nó liền. Và khi xả liền, tâm mình còn giận, còn hờn, còn ganh, còn ghét ai được không? Hết liền!
Cho nên lúc nào mình cũng tu
bằng pháp Tứ chánh cần, như lý tác ý, siêng năng ngăn ác diệt ác những điều ác
chưa sanh và đã sanh như vậy, mình xả hết mọi cái niệm phiền não thì ngay đó là
Niết bàn. Tâm đó là Bất tử. Cho nên Phật nói:
“Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính là đây,
Không động không rung chuyển,
Hãy tu tập như vậy.”
Ngay đó là Niết bàn. Nó tu
ngay cái hiện tại mình giác ra đây là khổ, là nguyên nhân của khổ. Và khi biết
như vậy, mình diệt khổ liền. Người ta chửi mình, không nên giận họ. Mình quán
rằng người ta chửi mình họ cũng khổ, hỉ xả đi, thì cái tâm sân giận, đau khổ
đoạn diệt. Nó diệt ngay cái khổ cái người chửi
mình, đồng thời nó diệt cái tâm giận cái người chửi mình. Phật gọi là diệt khổ
và nguyên nhân của khổ: Khổ đế và Tập đế. Nó đoạn diệt 2 cái phần khổ đó thì
ngay đó là Diệt đế.
Khi Diệt đế là Niết bàn, Niết bàn là Bất tử -
trạng thái bất tử này không có không gian và thời gian. Và khi mình mất đi cái
trạng thái này nó ở với mình suốt. Đến đây mình không còn tương ưng nhân quả
luân hồi được. Trong cái không gian vũ trụ mênh mông này nó có cái từ trường
bất động, nơi đó không bị nhân quả luân hồi tác động được, nơi đó không bị sinh
và diệt, các pháp không còn vô thường sinh diệt. Nó là một năng lượng giải
thoát vĩnh cửu, mãi mãi. Hạnh phúc lắm! Cái trạng thái này khi chúng ta đang
còn sống, tâm thức mình cảm nhận ra nó.
Ví dụ trong quý phật tử đây nè, nếu lòng mình không còn tham sân, hạnh phúc không? Hạnh phúc lắm! Lỡ mình có nghèo có thiếu thốn mà lòng mình cũng hoan hỉ bằng lòng, chẳng có mong mình sung sướng, chẳng có mong mình được hưởng cái gì cả. Nó sống hoan hỉ với cái nghèo đó, nó không thấy mình khổ gì hết. Tâm đó hạnh phúc không? Hạnh phúc đó! Đó là Niết bàn đó! Niết bàn là ngay tại tâm chúng ta. Hoặc trước bệnh tật này, tâm mình không có sợ hãi, không có buồn khổ, không có lo lắng cái bệnh này, hanh phúc không? Quá hạnh phúc! Hoặc là người ta đến người ta nói mình đủ thứ điều, tốt cũng có xấu cũng có. Tốt mình chẳng có vui mừng, xấu mình không có buồn khổ. Mình hỉ xả hết. khi mình sống được cái tâm đó, hạnh phúc không? Quá hạnh phúc. Và hàng ngày mình sống với cái trạng thái không có phiền não ấy, đó gọi là Niết bàn. Trong kinh Phật gọi là hữu dư y niết bàn – nghĩa là khi mình còn sống, trên cái thân này, mình đã ở trong Niết bàn rồi.
Dư y là cái thân tứ đại mình nó còn
sống với nhân quả, nhưng nhân quả không tác động. Người ta chửi mình không
giận. Còn người ta chửi mình còn giận là còn nhân quả chi phối. Mà nhân quả chi
phối là luân hồi sinh tử đó. Còn tâm mình bất động hết, khen không mừng, chê không
buồn, tâm mình hỉ xả hết thì tâm đó không còn nhân quả, tâm đó Phật gọi là Bất
tử - không còn sinh tử, tâm đó là Niết bàn, hạnh phúc lắm!
Cho nên để phật tử mình không còn đau khổ và
hạnh phúc mãi mãi thì những lúc mình bị nhân quả xấu nào tác động, mình tác ý cái
chân lý đó, tác ý cái tâm bất động: mình nói rằng thôi các pháp là vô thường tự
sinh và tự diệt, người này tốt người này xấu nó cũng vô thường cả. Hoặc là dù
mình có nghèo hoặc giàu đi chăng nữa mình biết nó cũng vô thường. Hoặc thân
mình có bệnh hay không có bệnh, mình biết rằng nó cũng vô thường sinh diệt, không
có gì là ta là của ta là tự ngã của ta. Hàng ngày mình luôn hướng tâm về các
pháp sinh diệt vô thường đó thì những điều đau khổ những cái xấu nó đến với
tác, nó còn tác động được không? Không thể tác động được. Cho nên vì vậy Đức Phật
nói:
“Dầu sống một trăm năm
Không thấy pháp sinh diệt
Không bằng sống một ngày
Thấy được pháp sinh diệt.”
Hoặc là:
“Dầu sống một trăm năm
Không thấy pháp bất tử
Không bằng sống một ngày
Thấy được pháp bất tử.”
Pháp bất tử là Niết bàn – tâm mình không tham là Niết bàn, không sân là Niết bàn, không si mạn nghi là Niết bàn. Đó là thấy được pháp bất tử. Khi mình thấy được pháp bất tử thì từ nay mình cố gắng hộ trì nó, quyết tâm hộ trì nó bằng được. Đừng để tâm mình dao động lo lắng phiền não 1 niệm nào, dù là sát na, dù là phút giây hiện tại, mình phải tác ý xả hết bằng được.
Cho nên Phật nói: hãy tinh tấn lực. Đến đây Phật dạy mình tinh tấn lực.
Trong ngũ căn ngũ lực Phật dạy mình tinh tấn lực. Mình phải quyết tâm, quyết trí
ngay hiện tại này mình Chánh niệm tỉnh giác, mình phản tỉnh lại, như lý giác
sát, mình xem tâm mình nó còn đau khổ điều gì phiền não điều gì với ai thì mình
phải biết xấu hổ nó, thành thật buông xả nó, đừng để 1 phút giây nào bất toại
nguyện nào đau khổ nào với mọi nhân quả xung quanh, mình phải xả sạch thì ngay
đó là Niết bàn, ngay đó là Bất tử…”
Link gốc: https://soundcloud.com/thichbaonguyen/tu-truong-bat-dong-1
Nhận xét
Đăng nhận xét