TU TẬP LÒNG TỪ

Phật tử hỏi: Khi an trú tâm từ, biến mãn 10 phương lúc đó tâm mình có hỉ lạc, nó hoan hỉ, nhưng khi hết trạng thái đó nó trở về trạng thái bình thường thì nó lại đau khổ, có nghĩa là nó chưa xả bỏ trạng thái hữu lậu dục lậu vô minh minh lậu, có nghĩa mình chưa an trú vào trạng thái bất động tâm, chưa xả bỏ hoàn toàn để đi đến cứu cánh bất động, những cái pháp đó nó còn nằm trong dục lậu hữu lậu vô minh lậu, nó là pháp trợ đạo.

Nó là trợ đạo. Tất cả những pháp này đều là trợ đạo, trong 37 phẩm trợ đạo đức Phật nói nó là trợ đạo, chẳng hạn như là tứ niệm xứ, tứ như ý túc, thất giác chi nó là phẩm trợ đạo

Phật tử: Cho nên con thấy chỗ này con mới hiểu có một số phật tử họ tu tâm từ rất dữ nhưng khi trạng thái tâm từ nó không còn thì họ vẫn đau khổ sân hận chứ họ có an trú bất động hoàn toàn đâu. Cho nên lúc có an trú, họ thấy hoan hỉ, họ vui vẻ lắm nhưng khi xả trạng thái đó ra thì họ cũng đau khổ. Cho nên bây giờ con mới hiểu.

Cái trạng thái tâm từ mà giờ nào mọi người hiểu nó chưa chính xác. Tu tập tâm từ ở đây Phật dạy mình tu cho mình. Hàng ngày Phật dạy mình hướng tâm từ, hướng tâm đến khắp 4 phương xứ: phương Nam phương Bắc phương Tây phương Đông. Như vậy hướng tâm từ đến 4 phương xứ là gì, lấy gì mình hướng. À, nó phải có đối tượng chứ. Nếu nó không có đối tượng làm sao mình hướng được. Để thầy sẽ phân tích rõ chỗ này để chúng ta hiểu.

Thì ở đây đức Phật dạy chúng ta đầu tiên chúng ta phải xác định pháp của Phật, mục đích pháp của Phật nó giúp cho chúng ta ở chỗ nào. Tất cả pháp của Phật, 37 phẩm trợ đạo hướng đến diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp. Như vậy diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp cho ai? Cho mình! Như vậy pháp Tứ vô lượng tâm tu tập cho ai vậy? Cho mình. Nó là pháp trợ đạo. Cho nên toàn bộ các pháp từ Tứ Diệu Đế, rồi Bát Chánh Đạo, 37 phẩm trợ đạo là đức Phật hướng đến cho chúng ta. Vì vậy trong kinh đức Phật nói rằng, này các tỳ khoe các con phải lấy các con làm đảo cồn nương tựa cho các con; các con phải tự mình thắp đuốc lên mà đi không nương tựa vào ai hết. Rồi đức Phật nói nữa: Các con phải lấy giáo pháp của Như lai làm đảo cồn nương tựa cho các con, các con phải tự mình thắp đuốc lên mà đi. 

Như vậy những gì mà Phật dạy chúng ta là tu cho mình, có nghĩa là Tứ vô lượng tâm cũng là tu cho mình. Như vậy Tứ vô lượng tâm tu lòng từ cho mình là như thế nào? Như vậy mình BIẾN MÃN lòng từ của mình đến khắp 4 phương xứ là như thế nào?

Ở đây thầy Bảo Nguyên sẽ phân tích cho mình hiểu rằng là thí dụ bây giờ, cái cảm thọ trong thân của mình nó xuất hiện, đó là khổ đế rồi đó, rồi đức Phật dạy mình phải hiểu cái nguyên nhân của Khổ. Nguyên nhân của khổ từ đâu mà có, do nhiều đời mình đã giết hại, ăn thịt chúng sinh nên khiến bệnh tật nó có. Lúc này mình TRIỂN KHAI TRI KIẾN TRÍ TUỆ SINH DIỆT: do nhiều đời mình từng sát hại chúng sinh, ăn thịt chúng sinh nên cái thọ hành nó đến, đó là nguyên nhân của khổ. 

Khi mình triển khai trí tuệ sinh diệt này mình thấy được sự thật của cái nhân mà mình làm nên cho nên lúc này lòng từ của mình là nó thương bởi cái hành động mình sống ác lúc đó. Và khi mình triển khai trí tuệ sinh diệt này thì ngay đó tâm mình nó NHÀM CHÁN, LY THAM, ĐOẠN DIỆT. Khi nó đoạn diệt được thì ngay đó nó không còn khổ nữa. Đó là mình tu tập lòng từ. Có nghĩa là mình tu tập lòng từ, mình triển khai sự hiểu biết về NHÂN QUẢ, CÁC HÀNH NGHIỆP của mình và của chúng sinh, từ đó mình nhàm chán, ly tham, đoạn diệt. Khi mình đoạn diệt tâm tham sân si của mình là chúng ta đang thực hiện tâm từ đó.

Đức Phật dạy mình cái gì làm khổ mình, nó là tâm tham sân si đó. Mà cái gì khổ mình nó là tham sân si, nó là ác pháp. Thì như vậy cái bệnh của mình nó cũng là tham sân si đó. Thì như vậy khi mình tu tập tâm từ, Phật dạy chúng ta là trên mọi cái hành tướng của mình mà các hành của nghiệp nó tác động thì lúc này chúng ta tư duy. Khi mình tư duy là mình hướng đến mình “biến mãn” lòng từ của mình.

Thí dụ, tại sao cái thọ hành, cái bệnh tật của mình nó đang xảy ra như vậy. Rồi mình biết rằng cái bệnh tật này do hành động ác của mình: trước đây mình làm này, trước đó mình sống ở đâu mình làm cái hành động này. Lúc đó mình biến mãn lòng từ trên cái hành nghiệp của mình. Khi mình triển khai về các hành nghiệp của mình như vậy là chúng ta đang triển khai về trí tuệ sinh diệt. Khi mình hiểu được cái trí tuệ sinh diệt như thật như vậy thì ngay đó nó nhàm chán, nó ly tham. Khi nó nhàm chán ly tham thì nó đoạn diệt.

Phật tử: Khi nó nhàm chán nó đoạn diệt thì nó xuất hiện trạng thái vô lậu hữu lậu thì ngay đó thì ngay lúc đó mình hướng tâm tác ý đây cũng là cái pháp suy tư tác thành ta cũng xả bỏ luôn thì nó đi vào trạng thái bất động, mình hướng đến trạng thái vô lậu. Thì lúc này mình tác ý tầm tứ tiếp, mình suy tư tiếp.

Cho nên đức Phật nói là y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt hướng đến từ bỏ. Từ bỏ ở chỗ này nè. Từ nào giờ mọi người đọc kinh chỗ hướng đến từ bỏ không có hiểu lắm.

Phật tử: Khi mình xuất hiện trạng thái an lạc, họ an trú vào đó, họ chưa có xả bỏ, họ còn dính mắc vào trạng thái đó.

Họ còn dính mắc vào dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Họ còn dính mắc 3 cái dục này.

Phật tử: Nó thuộc về thân tâm, nó chưa phải trạng thái giải thoát.  

Thì lúc này đức Phật dạy chúng ta phải hướng đến từ bỏ để từ bỏ 3 cái dục: dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Thì đối với cái ác mình mình từ bỏ đâu được. Đối với cái ác mình từ bỏ thì mai mốt nó tái lại. Còn cái ác Phật dạy mình phải DIỆT nó: như vậy là y ly tham, y đoạn diệt đó. Còn hướng đến từ bỏ là chúng ta từ bỏ cái tâm chấp thủ của mình.

Cho nên nó có 4 phần này, từ nào giờ mọi người hiểu hướng đến từ bỏ là từ bỏ cái ác, từ bỏ cái thiện. Mà ở đây là từ bỏ cái cuối cùng của cái tâm ly dục – cái trạng thái an lạc. Như vậy khi đức Phật tu đức Phật nói rằng khi ta ly dục ly ác pháp hỉ dục xuất hiện nơi tâm ta nhưng nó không có chi phối tâm ta, có nghĩa là đức Phật hướng đến từ bỏ. Từ bỏ nghĩa như vậy.

Như vậy tu tập tâm, lòng từ từ giờ nào mọi người hiểu Tứ vô lượng tâm của đức Phật là sai.

Phật tử: Đức Phật đã nhàm chán cái trạng thái đó cho nên nó ly tham và đoạn diệt.

Thí dụ bây giờ có người nói rằng khi mình thấy con chim nó bay qua bầu trời thì mình trải lòng thương yêu con chim. Như vậy cái gì mình trải lòng thương yêu nó? Nếu mình không hiểu như thật thì mình không có thương yêu được. Chừng nào giờ mọi người hiểu là biến mãn lòng từ là trải lòng thương yêu đến khắp mọi loài. Mình hiểu như vậy là chưa có đúng Phật dạy mình.

Có nghĩa rằng là thí dụ bây giờ mình thấy 1 con chim nó bay qua bầu trời, lúc này mình nhìn con chim thì ngay đó trí tuệ mình hiểu rằng con chim này do nó sống nhiều đời nó ác, nó giết hại chúng sinh nó ăn thịt chúng sinh. Bây giờ nó phải làm con chim đó. Khi trí tuệ mình nó triển khai hiểu biết là do nhân quả khiến con chim đó. Khi mình biết như vậy thì mình thấy được cái trí tuệ sinh diệt về cái nhân quả của nó, từ đó mình nhàm chán, mình ly tham, mình đoạn diệt. Mình đoạn diệt bởi hành động ác của mình, mình đừng làm ác nữa, không kiếp sau mình sẽ thành con chim.

Thì như vậy là mình tu tập lòng từ. Lòng từ vô lượng là ở chỗ này nè.

Phật tử: Có nghĩa là mình thương cái hành nghiệp của mình để mình hóa giải cái hành nghiệp ác.

Mình xả nó thì mình mới không còn khổ. Khi nó không còn khổ thì mới gọi là lòng từ cho mình. Cho nên mình thấy được hành nghiệp của chúng sinh ấy, mình nhàm chán để mình ly tham mình đoạn diệt cái hành khổ của mình, cái tâm tham sân si của mình.

Thí dụ mình thấy cái người đó họ khổ lắm, họ bị tai nạn, họ bị đau khổ cái hoàn cảnh của họ thì ngay đó mình triển khai trí tuệ của mình. Mình hiểu rằng là cái người này nhiều đời họ sống ác sống tham sân si; họ giết hại chúng sinh; họ ăn thịt chúng sinh khiến hôm nay nhân quả nó đến như vậy. Khi mình triển khai trí tuệ nhân quả của người đó mình nhàm chán, mình ly tham, mình đoạn diệt thì lúc đó mình không còn thấy khổ nữa mà ngược lại mình thương người đó. Khi mình hiểu rõ sự thật của các pháp thì mình thương người đó hơn, đồng thời nó xả được cái tâm dính mắc của mình, để từ đó mình nhàm chán, mình ly tham, mình đoạn diệt.

Đó như vậy là chúng ta đang tu tập tâm từ. Đó, mình biến mãn lòng từ đến khắp 4 phương xứ là như vậy đó. Vì hàng ngày mình thấy vô số hành nghiệp của mình và của mọi người. Trên từng hành nghiệp đó, mình biến mãn. BIẾN MÃN có nghĩa là mình suy tầm, tư duy về các hành nghiệp của mình và chúng sinh đang xung quanh mình. Đó là mình trải lòng từ biến mãn đến khắp 4 phương xứ, chứ không phải mình ngồi đây rồi mình biến mãn, lấy cái gì mình biến mãn. Nó không có thực tế. Từ giờ nào mình tu ngược pháp của Phật nên lòng từ nó đâu tăng trưởng đâu. Mà hiểu mà không trí tuệ thì nó càng vô minh thì cái ái kiết sử nó càng giàng buộc.

Thí dụ giờ họ thấy cái người đó khổ, họ giúp đỡ, họ đi tìm người để giúp đỡ. Mà càng giúp đỡ chừng nào thì nó càng giàng buộc chừng ấy. Nó đi vào luân hồi sinh tử để trả lẫn nhau. Cho nên giờ mình thành vợ, thành chồng, thành con cái, thành người thân quyến thuộc là chỗ này. Do cái hành nghiệp nó tạo tác mà nó vô minh, không có trí tuệ thì nó giàng buộc rõ ràng.

Phật tử: Khi mình làm mà mình có an trú lòng từ, cái hành nghiệp nó không còn trói buộc. Nó mới thành cái từ tâm.

Vì vậy mà thời đức Phật em của ngài Cấp-cô-độc tu tập lòng từ này mà ngài chứng đạo. Hàng ngày ngài thấy cái đàn kiến nó rớt xuống nước, ngài biến mãn lòng từ, triển khai tri kiến tại sao con kiến nó làm con kiến. Ngài triển khai tri kiến: con kiến nhiều đời nó làm ác, bây giờ nó phải làm cái nhân quả đó. Hàng ngày triển khai như vậy thì nó giúp cho ngài nhàm chán, ly tham cái tâm ác của mình. Từ đó mà mình thương yêu con vật này, để mình cứu con vật thoát khổ.

Do mình tu tập lòng từ như vậy mà nó nhàm chán nó ly tham cái hành nghiệp ác của mình, từ đó mình ly dục ly ác pháp mình không còn tham sân si nữa. Chứ không phải mình tu tập lòng từ mình thấy con kiến mình thương quá thì sau này nó giàng buộc trở lại. Nó ái kiết sử liền. Nó không có trí tuệ. Lòng từ mà nó thương yêu mà nó cứu người mà nó không trí tuệ thì sau này nó sẽ giàng buộc trở lại.

Phật tử: Nó thành cái thiện hữu lậu và đau khổ.

Còn cái lòng từ Phật dạy nó là lòng từ có trí tuệ, lòng từ vô lượng.

Phật tử: Cho nên những người đi làm từ thiện cuối cùng họ lại đau khổ do cái hành nghiệp giàng buộc. Họ làm nhiều việc nhưng khi nhân quả ác đến họ lại nói ủa sao tôi làm từ thiện mà tôi lại bị quả khổ. Họ bị trói buộc.

Cho nên đức Phật nói tu tập lòng từ là pháp độc nhất. Tại sao pháp độc nhất? Tại vì trên các hành nghiệp của mình mình tư duy mình quán để mình nhàm chán, ly tham để từ đó mình đoạn diệt cái tâm ác. Thí dụ, bây giờ mình thấy người đó sân giận thì ngay đó mình quán: À, người này nhiều đời họ sống ác sống vô minh, họ tạo nghiệp ác, bây giờ họ bị cái tâm sân như vậy. Khi mình trí tuệ mình hiểu được cái sự sinh diệt của cái người họ bị sân giận như vậy, nhân quả như vậy thì ngay đó tâm mình nó nhàm chán, nó ly tham về cái ác pháp của họ. Từ đó mình đừng có hành động theo nữa. Mình ly dục, ly ác pháp như vậy đó.

Phật tử: Cho nên giờ con mới hiểu tu tập tâm từ là như vây. Còn lúc trước con mới hiểu là tu tập tâm từ là mình phải hướng tâm mình phải nhắc nó tâm phải thương yêu tha thứ. Cái đó mới chỉ là nhắc nó thôi chứ chưa triển khai trí tuệ sinh diệt, trí tuệ để mà biến mãn nó ra. Khó hiểu lắm, ủa làm sao mà biến mãn 10 phương, làm cách nào mà biến mãn nó, làm cách nào để tu tập biến nó thành cỗ xe kiên cố để không một ác pháp nào nó tác động được. Ko biết làm thế nào để tu tập được chỗ này. Thấy nó khó tu tập quá!

Hôm nay thầy nói là mình đã hiểu. Chẳng hạn như khi mình ăn cơm đó, lúc mình biến mãn lòng từ thì trong đó đức Phật dạy mình ăn không thấy, không nghe, không nghi, mình phải câu hữu lòng từ để mình biến mãn. Thí dụ bây giờ khi chúng ta ăn, ăn hạt cơm hàng ngày mình nhai cái hạt cơm, thì ngay đó mình biết rằng để có cái hạt cơm này thì người nông dân họ phải cực nhọc họ làm. Khi họ làm thì họ phải giết hại chúng sinh. Khi mình ăn vậy, mình cảm thấy mình phải hổ thẹn, mình phải cố gắng tu nữa. Mình phải tu đó, mình phải tinh tấn mình tu đó, để mình biết mình thấy được cái công lao người đó làm ra cái hạt cơm này. Khi chúng ta ăn như vậy đó là biến mãn lòng từ đó. Thương những người họ làm như vậy.

Phật tử: Nếu mà ăn như vậy gọi là ăn trong pháp. Còn nếu ăn chỉ biết ăn không là ăn trong dục. Ăn còn nghĩ ngon dở này nọ là ăn trong dục.

Khi mình biến mãn lòng từ đến người làm ra của cải, vật chất là để mình tự nhắc mình, để mình muốn làm như vậy mình trả ơn họ, mình cố gắng mình tu đó. Ý nghĩa là mình triển khai tri kiến mình biến mãn lòng từ 4 phương xứ để nó nhàm hết, để nó sách tấn mình, tu tập cho mình.

Phật tử: Còn cái mà nó về cái san tham ấy thầy, 5 cái san tham ấy, thì có cái tâm san tham pháp, nghĩa là mình tham các pháp tu nhiều quá mà mình không có triển khai trí tuệ để tu đúng, mình chỉ tham trong pháp tu mà mình không có xả bỏ nó, mình cũng còn chấp thủ. Như mình an trú vậy thì nó xuất hiện trạng thái của an lạc của nó, lúc đó mình cũng hướng tới từ bỏ đoạn diệt nó luôn, không chấp thủ thì nó an trú ở trạng thái bất động, niết bàn.

Chỉ người nào đã hiểu chỗ này thì mới hướng đến từ bỏ, hiểu rằng các pháp đều là duyên hợp duyên tan mình hướng đến từ bỏ thì ngay đó mình mới nhập Niết bàn được.

Phật tử: Còn cái tâm chấp thủ các pháp này thì nó không xả được, nó cho là an lạc, nó cho là giải thoát.

Cho nên pháp của Phật ngài nói rằng này các tỳ khoe, các con phải lấy các con làm đảo cồn nương tựa cho các con. Các con phải tự mình thắp đuốc lên mà đi. Các con phải lấy giáo pháp cho các con. Các con phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, không nương tựa vào ai hết. 

Đó, như vậy là 4 chân lý Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, 37 phẩm trợ đạo là tu cho mình. Như vậy lòng từ, tứ vô lượng tâm cũng là tu cho mình. Từ nào giờ người ta hiểu ngược pháp của Phật: Tứ vô lượng tâm là trải lòng từ đến mọi người, khi thương yêu mà không có trí tuệ thì nó càng giàng buộc, nó càng vô minh.

Hôm nay thầy nói cái này để mình làm sáng tỏ cái Tứ vô lượng tâm của Phật để chúng ta tu không đi ngược pháp.

Phật tử: Tại vì nhiều người họ vẫn chưa hiểu rõ hữu lậu và vô lậu như thế nào. Còn cái vô lậu cũng có thời gian con hiểu lầm cái vô lậu và cái hữu lậu, lầm chấp, làm sao để biến cái thiện hữu lậu thành vô lậu. Cũng như cái giới mình tu, hàng ngày mình không sát sanh trộm cắp, mình còn chấp vào cái giới đó, nếu mình không có trí tuệ sanh diệt chỗ đó thì mình vẫn bị ức chế tâm trong giới, có nghĩa giữ giới vẫn còn ức chế, chứ mình không giữ giới trong trạng thái xả tâm ly dục. Hôm nay con hiểu chỗ này thì con thấy nó đúng rồi. Mình xả cái pháp đó, có nghĩa là mình còn san tham pháp, hướng đến từ bỏ đoạn diệt, không còn chấp thủ nữa.

Thì cái ý nghĩa trong cái 4 phần đức Phật nói y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, rồi hướng đến từ bỏ. Đối với pháp ác phải hướng đến đoạn diệt nó, cái khổ đế và tập để phải đoạn diệt nó, là diệt đế - là đoạn diệt. Y đoạn diệt là diệt đế đó. Sau đó Phật dạy mình hướng đến từ bỏ thì mình mới nhập niết bàn.

Phật tử: Cho nên khi an trú, người nào an trú vào đây mà nó hết trạng thái này nó trở về trạng thái bình thường thì những khổ thọ và phiền não nó vẫn xâm chiếm.

Cái pháp hành hướng đến từ bỏ nó là trí tuệ sinh diệt. Chỉ cần biết rằng tất cả các pháp hữu vi là vô thường, phải buông xả hết thì ngày đó nó xả liền.

Phật tử: Còn khi mình ngồi trong thất mà tâm mình nó hướng về thế gian về gia đình thì nó là ái kiết sử. Nó tư duy về chuyện gia đình, cha mẹ anh em nhưng mà khi đó mình triển khai về trí tuệ sinh diệt, nhân quả, mình thấy ở đây cũng là những cái niệm nó làm cho mình đau khổ, nó lý luận để nó chạy theo những cái niệm đó, nó còn cái dục tham sân si của nó. Thì lúc này mình triển khai trí tuệ về nhân quả?

Ừ, trí tuệ về nhân quả như thật để từ đó mình xả.

Phật tử: Mình thấy trong nhiều đời kiếp do mình vô minh, mình tạo ra nhân quả để họ trở thành cha mẹ, anh em cô chú để cho mình bơi trải trong nghiệp lực đó, mà mình không thấy họ là nhân quả đó, mình cho rằng đó là người thân của mình, để mình chạy theo những hành nghiệp mà mình đau khổ.

Đó, mình biến mãn lòng từ của mình đến khắp 4 phương xứ để mình xả ái kiết sử. Tu tập lòng từ nó tuyệt vời lắm, khi tu đúng nó xả nhanh lắm!

(Phật tử đánh máy bài giảng của Thầy Bảo Nguyên: Tu tập lòng từ - giảng ngày 22/12/2012)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CHÁNH PHÁP, TƯỢNG PHÁP, MẠT PHÁP - Thầy Thích Bảo Nguyên

Kinh Ví dụ cái cưa