CÚNG DƯỜNG ĐÚNG PHÁP - Thầy Thích Bảo Nguyên - Giảng ngày 30/02/2018
Phật tử Ngọc Phượng xin phát tâm đánh máy lại những phần quan trọng trong bài giảng "Cúng dường đúng pháp" Thầy Thích Bảo Nguyên giảng ngày 30/02/2018 dưới đây:
"...Mình đừng có lo vấn đề mình sống làm sao để mình kiếm tiền cho nhiều. Phật dạy mình đừng có nghĩ đến cái quả của nó, giống như mình trồng cái cây, khi mình trồng cái cây, mình đừng nghĩ đến cái quả, mà mình cứ nghĩ đến cái việc chăm sóc cái cây. Mình cứ lo chăm sóc cái cây, tưới nước bón phân cho tốt, siêng năng hàng ngày, đừng nghĩ đến cái quả. Mình nghĩ đến cái quả là mình còn XAN THAM. Mình cứ lo cái gốc trước thì tự nhiên cái cây cho ra quả.
Thì chúng ta cũng vậy, để phước lành tự đến, tự đơm hoa quả kết trái thành quả ngọt thì Phật dạy mình HÃY GẤP LÀM VIỆC LÀNH: là hàng ngày mình sống các hành động đạo đức: thân không làm việc ác, khẩu không nói việc ác, ý không suy nghĩ ác - nghĩ là mình không có THAM SÂN SI MẠN NGHI. Mình không có tham thì người ta có thương mình, không thương mình, mình không khổ. Sở dĩ mình khổ vì mong người này thương mình sợ người này ghét mình. Sở dĩ chúng ta khổ là do mình còn cái tâm này.
Mình khổ chồng, khổ vợ, khổ con, khổ cuộc sống mưu sinh là do mình còn mong cầu. Vì cái tâm mong cầu này mà nó còn khổ đến với ta. Vì vậy Phật nói “Cầu bất đắc khổ”. Mình còn tham cầu, mình cứ nghĩ đến cái quả của nó, mà mình không nghĩ đến cái hành động sống đạo đức, chăm sóc cái cây đạo đức cho tốt thì làm sao cái quả đến được?
Cho nên Phật nói mình cứ lo sống đạo đức, nghĩa là mình cứ sống tốt gia đình mình, mình không có tham người này, xấu người kia, hơn thua người nọ, keo kiệt, ích kỉ. Mình sống cái tâm nhường nhịn, chia sẻ, nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua những điều khó, lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát. Mình sống cái tinh thần tương trợ nhau như vậy thì nó tạo ra phước lành cho ta. Hàng ngày, mình cứ chăm sóc cái cây đạo đức chánh thiện này, thì cái quả lành tự nó đến. Khi mình sống mà không có tham lam, ích kỉ, keo kiết, bỏn xẻn thì khi cái quả lành đến, may mắn đến, mình có tài sản, vất chất tiền bạc thì mình có khổ với nó không? Không. Cái hay là như vậy. Cái người sống đạo đức ly tham – họ không có xan tham mọi điều thì cái người này trong hiện đời họ được hưởng phước báu cõi trời, họ muốn gì được nấy quả lành tự đến. Sau khi thân hoại mạng chung họ sẽ được vào Niết bàn. Niết bàn là nơi thanh tịnh, không còn tham lam, sân giận, hơn thua, ích kỉ.
Cho nên cái người siêng tu tập, hàng ngày họ cứ sống chánh thiện, gấp làm việc thiện, họ không có tham sân si điều gì với ai, họ sống hiền thiện thì quả lành tự nó đến. Giống cái người siêng năng chăm sóc cái cây, bón phân tưới nước thì quả lành tự nó đến. Cho nên Phật nói cái người chăm sóc cây họ không mong cái quả nó đến, họ chỉ siêng năng sống đạo đức chánh thiện, không tham lam, ích kỉ, keo kiệt, bỏn xẻn với ai thì chính cái hành động thiên này tự nó cho ra quả lành cho ta.
Khi mình sống như vậy là mình diệt cái tâm xan tham, ích kỉ của mình. Mình KHÔNG NGHĨ ĐẾN QUẢ LÀNH đó là tâm không xan tham. Mình chỉ sống đạo đức lành thì quả lành tự nó đến, tự nhiên nó đến, mình không mong cầu, không đòi hỏi. Đó là phước vô lậu. Vô lậu là gì? Tâm mình không còn xan tham, ích kỉ, hơn thua, giành giật đối với mọi vật chất ở đời. Vô là không. Lậu là xan tham, ích kỉ, hơn thua, tranh giành; tâm đó là còn phiền não. Cho nên cái người diệt tâm xan tham, ích kỉ, hơn thua, tranh giành thì tự họ có cái phước vô lậu.
Phật nói người nào hướng về phước vô lậu, đời này họ rất hạnh phúc, không có khổ, muốn gì được nấy, nhưng do cái tâm họ BUÔNG XẢ, điều may mắn đến nhưng họ không chấp, họ xả luôn thì họ chứng được tâm vô lậu giải thoát niết bàn. Cho nên Phật nói người này khi thân hoại mạng chung, họ sẽ được vào Niết bàn, sẽ không còn trôi lăn trong biển khổ.
Cái hạng người thứ 2 họ cũng làm phước nhưng MONG CẦU PHƯỚC. Người này nghĩ rằng tôi làm phước thiện này mong tương lai tôi sẽ được hưởng quả lành. Có người cúng dường tam bảo, họ xin nhiều thứ, mong cho cuộc sống con được tai qua nạn khỏi, mua may bán đắt,… Họ làm phước mà CÒN TRÔNG QUẢ LÀNH thì còn XAN THAM PHÁP. Làm phước mà còn mong mình hưởng được cái nhân mình làm, cũng giống như Phật nói cái người trồng cây mà cứ mong cái quả nó đến thì người này còn xan tham pháp, còn ÍCH KỈ đó. Mà ích kỉ nó là TÂM PHIỀN NÃO, chưa có đoạn diệt tâm phiền não, chưa vô lậu được. Nó còn hướng đến phước hữu lậu, sinh y vật chất ở đời.
Thì người này Phật nói sau khi thân hoại mạng chung họ sẽ sinh về một cõi nào an lạc nhưng khi họ hưởng hết phước hữu lậu, công đức lành mà họ tạo thì ngay đó họ sẽ bị đọa vào ĐỊA NGỤC trở lại. Nghĩa là họ làm phước mà họ còn có tâm xan tham thì cái tâm đó là ích kỉ. Và cái phước trước đó mà họ làm thì cái quả nó vẫn đến. Thí dụ người này đến cúng dường tam bảo giúp đỡ người nghèo họ vẫn có phước hữu lậu về sau; họ vẫn có may mắn được nhiều phước lộc, điều may mắn nhất thời nào đó. Nhưng đức Phật nói cái phước này nó ngắn ngủi lắm. Khi cái quả phước này hết thì họ sẽ tiếp tục đọa vào địa ngục; nghĩa là họ tiếp tục sống lầm than, đau khổ, nhân quả đến với họ. Vì họ làm phước tạo công đức lành thì nó còn xan tham pháp, nó còn nghĩ đến cái quả lợi lạc của nó thì nó còn nghiệp – nghiệp xan tham, tâm ích kỉ. Cho nên Phật dạy mình có 5 xan tham, trong đó xan tham thứ 5 là XAN THAM PHÁP – mình làm phước, làm công đức lành mà mình còn mong cầu quả lành, phước lành đến thì đó là còn xan tham pháp, còn ích kỉ.
Đối với hạng người này, Phật nói sau khi thân hoại mạng chung họ sẽ tái sinh về 1 cõi giới khác, họ cũng hưởng được phước lành, nhưng sau đó phước lành này hết thì họ tiếp tục rơi vào cảnh khổ trở lại. Vì vậy chúng ta thấy có người tự dưng rất giàu, đầy đủ tiện nghi, vật chất tiền bạc, nhưng 1 khoảng thời gian sau họ không còn gì cả, nghèo khổ trở lại. Thì trong xã hội này chúng ta thấy có những người như vậy không? Tự dưng họ giàu có 1 thời gian nào đó, rồi cái giàu này nó cũng biến mất không còn, thì Phật nói cái người này họ đang giàu có thì do cái nhân đời trước họ làm, nhưng họ làm họ vẫn còn mong cầu phước báu: mình làm công đức lành này mình hồi hướng để mình gặp những quả lành đến với mình… Do cái tâm xan tham, mong cầu phước báu này mà đời sau khi hưởng hết phước lành, phước lành tự biến mất, họ trở về đời sống cơ nhỡ, cùng cục và đau khổ là như vậy.
Cho nên khi đức Phật ngài dạy cho ta cách tạo phước lành là hướng đến chấm dứt phiền não. Mình vẫn tạo công đức, siêng năng bố thí cúng dường, giúp đỡ mọi người. Nhưng khi mình làm việc này mình không có mong cầu mình hưởng phước của nó. Mình làm việc này là để chia sẻ tình yêu thương, chia sẻ niềm hạnh phúc cho mọi người. Người này họ khổ thiếu thốn mình đến mình giúp đỡ họ thì mình chia sẻ cái niềm hạnh phúc, thì cái đó gọi là tâm hỉ xả. Minh tu tập được đức hỉ xả. Hỉ là hoan hỉ - khi mình làm việc thiện nào mình làm bằng tâm hoan hỉ, khi làm xong mình xả luôn không chấp việc làm tốt đó. Đó là hành động vô lậu, đạo đức vô lậu, nhân vô lậu là như vậy. Chúng ta tu tập, sống đạo đức này thì nó tạo ra quả lành, phước giải thoát cho ta, mình không còn đau khổ nữa. Người nào sống được nhân lành này, phước báu vô lậu này thì Phật nói đời này mình sẽ được sống trong hạnh phúc thiên giới cõi trời, và khi thân hoại mạng chung mình sẽ được hóa sanh vào niết bàn, không còn trôi lăn, không còn sinh tử luân hồi nữa là như vậy.
Cho nên đức Phật xác định là “Ta bảo đảm với các con rằng, này các tỳ kheo, người nào dứt trừ tâm xan tham, ích kỉ thì cũng được vào Niết bàn. Hoặc người nào diệt trừ tâm sân – không còn trách móc, hơn thua với ai thì người đó cũng vào Niết bàn.” Cho nên đức Phật đã xác định Niết bàn là tâm giải thoát, chấm dứt phiền não tham sân si. Các công đức lành mình tạo cũng hướng đến các quả vô lậu đó. Mình vẫn làm các công đức lành nhưng không mong cầu quả báo. Hoặc mình vẫn sống tốt với gia đình, mình là người chồng, người vợ người mẹ người con, đối với chồng vợ sống chung thủy và biết nhường nhịn hy sinh không có ích kỉ hờn giận, biết chăm lo đời sống gia đình, và khi mình làm mình không kể công kể nghĩa, mình làm việc hạnh phúc gia đình mình. Đối với người con là sống hiếu dưỡng cha mẹ, cung phụng chăm sóc cha mẹ, mình làm vì hạnh phúc của cha mẹ mình, nghĩ đến công ơn cha mẹ nên bây giờ cha mẹ mình về già mình phải phụng dưỡng cái điều này, vì hạnh phúc cha mẹ mà mình làm, thì nó cũng tạo thành cái phước vô lậu cho ta. Cho nên cái người con hiếu dưỡng là như vậy, mình báo hiếu cha mẹ mình, mình làm bằng tâm hỉ, dù công việc khó nhọc đến mấy mình cũng hoan hỉ làm, vì hạnh phúc của cha mẹ mình mà mình làm, đó là tâm hỉ. Khi mình làm được cái điều tốt đẹp nào cho người thân gia đình của mình thì Phật nói mình hãy xả cái tâm chấp khi mình làm việc đó thì nó tạo ra cái tâm vô lâu cái phước vô lậu cho hiện đời này của chúng ta. Người nào sống được như vậy thì Phật nói khi mình bỏ thân mạng này, mình mất đi, mình sẽ được hóa sanh vào Niết bàn chấm dứt sinh tử luân hồi.
Cho nên khi chúng ta sống theo con đường giác ngộ giải thoát của Phật thì chúng ta phải giác ngộ điều này. Giác ngộ là gì, là mình hiểu được nếu mình còn xan tham, ích kỉ những điều thiện, điều tốt mình làm thì đó là còn nhân quả luân hồi, còn nghiệp lực luân hồi, mình còn trôi lăn trong đau khổ. Khi biết ra điều này thì Phật dạy mình chấm dứt nó. Mình làm công đức lành, siêng năng làm việc thiện việc lành, sống đạo đức chánh thiện gia đình của mình, hiếu kính ông bà cha mẹ. Khi mình làm được các việc lành này Phật dạy mình hãy vô ngã nó, hỉ xả nó. Mình không có kể công kể nghĩa, mình không có ỉ lại những gì mình tạo ra, mình không ỉ lại tiền bạc vật chất sự nghiệp mình tạo ra, mình làm bằng cái tâm vô ngã, bằng cái tâm hỉ xả làm để mang đến hạnh phúc cho người thân của mình, gia đình của mình thì ngay đó nó tạo ra cái quả vô lậu đó là niết bàn. Người nào sống như vậy thì gặt hái được cái phước vô lậu trong hiện đời này.
Cho nên đức Phật có nói mình sống làm sao hướng về cái không còn bị sinh không còn bị già, không còn bị bệnh, không còn bị chết. Ngày xưa Phật hướng cho mình về con đường giác ngộ chấm dứt mọi nhân khổ luân hồi sinh tử là như vậy. Những hành động tu tập của mình, tạo công đức của mình là hướng về cái không bị sanh, không bị già, không bị bệnh, không bị chết. Không bị sanh như nãy giờ thầy nói, mình vẫn tạo ra cửa cải vật chất lo lắng gia đình cũng như tạo các công đức lành, nhưng lòng mình không chấp vào nó, mình không ỉ lại tài sản tiền bạc vất chất của mình. Nếu có điều này mình chia sẻ bố thí giúp đỡ mọi người xung quanh mình để mang đến hạnh phúc cho mọi người. Mình làm bằng cái hành động này thì Phật nói người này không còn bị sanh, họ không còn bị chấp vào sinh y. Mình vẫn còn đầy đủ điều kiện kinh tế, tiền bạc, vật chất nhưng mình không ỉ lại nó, mình không còn xan tham lợi dưỡng hưởng thụ phung phí nó, mình sống biết đủ những gì mình tạo ra, tài sản mình tạo ra, mình không ỉ lại nó, hưởng thụ nó. Khi mình sống như vậy thì Phật nói rằng người này KHÔNG CÒN BỊ SANH.
Chúng ta sống lành sao để tâm mình không bị giàng buộc tham sân si vào cái sinh sống của mình như ăn mặc, tài sản, tiền bạc, công danh, sự nghiệp của mình. Mình sống bằng tinh thần biết đủ, hỉ xả, vô ngã, vị tha. Mình không còn chấp ngã những gì mình tạo ra. Người nào sống được như vậy thì Phật nói người ấy không còn bị sanh. Mình vẫn làm phước mà không có mong cầu phước, cái đó là không còn bị sanh – không còn bị sanh y. Bây giờ người ta làm phước là mong cầu sanh y không à. Vào chùa cúng dường có ít tiền, nhưng cầu xin đủ thứ hết… Khi mình làm phước, công quả, bố thí cúng dường mà tâm mình còn mong cầu phước là còn bị sanh – còn sanh y – là nó còn chấp thủ 2 đời: đời này nó mong nó hưởng hạnh phúc, đời sau nó mong nó hưởng hạnh phúc thì Phật nói người này vẫn còn sanh y, chấp thủ 2 đời, đời này và đời sau. Khi cái sanh y này hết, đời sống tiền bạc vật chất này hết thì người này sẽ bị rớt vào địa ngục, đau khổ trở lại. Cho nên mình làm phước công quả bố thí cúng dường mà còn SINH Y – còn MONG CẦU PHƯỚC thì người này vẫn còn tạo nhân khổ trong sinh tử luân hồi.
Ngày xưa Phật dạy mình bố thí nhằm mình từ bỏ tâm xan tham, lợi dưỡng ích kỉ nơi mình, mình không còn phung phí, hưởng thụ sinh y, vật chất. Nếu mình có tiền bạc, của cải nhiều Phật dạy mình hãy sống biết đủ với nó. Cho nên trong kinh Pháp cú Phẩm an lạc Phật nói: “Thiểu dục tiền tối thượng”. Nghĩa là dù mình có tiền bạc, vật chất, tài sản nhiều nhưng Phật nói mình biết đủ nó, không có xan tham, lợi dưỡng, xa xỉ, phung phí những tiền bạc, vật chất mình tạo ra; mình biết đủ nó. Khi mình sống như vậy thì đồng tiền này là tối thượng; đồng tiền này không còn tạo nhân luân hồi sinh tử nữa. Cho nên đồng tiền vốn nó không xấu; nó xấu là do tâm mình còn ích kỉ, hưởng thụ phung phí xa xỉ. Còn nếu tâm mình nó sống chánh thiện biết đủ, không xan tham lợi dưỡng thì đồng tiền mình có nó trở thành cao thượng, nó làm những việc cao thượng. Ví dụ thấy ai thiếu thốn thì mình biết chia sẻ, nhường nhịn, lá lành đùm lá rách, mình biết chia sẻ hạnh phúc này cho người xung quanh thì đồng tiền này nó trở thành cao thượng và cái phước mình làm ra nó thuộc về cái phước vô lậu, nó trở thành cái phước hạnh phúc cho mình cho mọi người xung quanh. Và cái phước này nó không còn nợ nhân quả với nhau.
Nói đến đây thầy nhắc thêm chút xíu chỗ này: khi chúng ta làm phước mình còn mong cầu phước. Ví dụ người phật tử khi họ đến chùa họ cúng dường, họ còn mong cầu phước báu mà họ còn mong cầu đời này đời sau con được hưởng điều lành thì sự cúng dường này nó trở thành NGHIỆP liền. Và cái người nhận sự cúng dường nếu tâm chưa giải thoát chưa có vô lậu thanh tịnh khi mình nhận sự cúng dường này cũng giống như người nhận nợ, người vay tiền. Phật tử cúng dường tâm còn mong cầu phước cũng giống như người cho vay. Còn người tu mà nhận tiền cúng họ mà không tu còn tham sân si, ích kỉ, keo kiết, bỏn xẻn khi nhận sự cúng dường này thì người này mang nợ liền. Cái nợ này thì phải trả thôi. Người tu mà chưa giải thoát thì sinh ra 1 đời nào đó phải trả nợ; mà trả nợ bằng hình thức gì; phải làm trâu ngựa để mà trả nợ; nếu mình làm thân người thì mình làm nô dịch, tôi tớ, hầu hạ, phục dịch cho chủ để tạo của cải, trả nợ cho chủ. Còn những người phật tử trước kia mà làm phước cầu phước thì mai mốt những người tu này phải trả nợ họ. Đó là sự thật.
Cho nên làm phước mà mong cầu phước là tạo nghiệp. Người tu mà nhận tiền bạc cúng dường của mình mà không tu giải thoát thì đời sau phải trả cái nợ này biết đời nào cho hết. Cho nên ngày xưa Phật dạy cho hàng cư sĩ cũng như người xuất gia: Người cư sĩ khi cúng dường cúng dường bằng lòng TỊNH TÍN. Cúng dường không mong cầu phước báu về sau này. Tín là lòng tin vào tam bảo, Phật Pháp Tăng. Mình cúng dường để mình được thân cận Phật, học pháp của Phật, học giới hạnh đức hạnh đạo đức của chư thánh tăng. Mình cúng dường để mình gieo duyên, mình có lòng tin vào Phật Pháp Tăng để từ đó mình sống theo cái duyên lành này, mình tu tập giống như Phật, sống như Pháp, sống như Tăng. Mình nương vào các pháp của Phật đoạn diệt tâm phiền não của mình. Cúng dường để gieo duyên để nương vào Phật Pháp Tăng để tự mình tu tập hướng đến sự giác ngộ giải thoát, đó là cúng dường chân chánh. Cúng dường như vậy là bằng cái tâm tịnh tín, cúng dường bằng lòng tịnh tín không mong cầu phước báu thì họ không tạo nghiệp nợ nhân quả với ai đời nào, và người nhận lãnh cúng dường tự mình thanh tịnh, đoạn trừ phiền não tham sân si thì người nhận cúng cũng không còn nợ luôn. Cái nhân quả này không còn tương ưng nữa. Đó là cúng dường bằng lòng tịnh tín. Trong kinh Phật gọi là bậc ứng cúng. Bậc ứng cúng là bậc thanh tịnh, chấm dứt mọi phiền não: thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham và sân – người nào đoạn trừ được 5 hạ phần kiết sử này thì vị này chứng được quả ứng cúng, quả vô lậu, nghĩa là người này xứng đáng được trời người đảnh lễ, cúng dường mà không còn bị nợ nhân quả luân hồi…"
Nhận xét
Đăng nhận xét