THIỂU DỤC TRI TÚC LÀ GÌ?
Đức Phật dạy chúng ta có các pháp hằng ngày tu tập:
- Thánh giới uẩn
- Thánh phòng hộ các căn
- Thành thiểu dục tri túc
- Thánh chánh niệm tỉnh giác
Đây là 4 pháp giúp chúng ta sống bình an, hạnh phúc.
Với người tu sĩ, đời sống thiểu dục tri túc là 3 y 1 bát, còn người cư sĩ thì sao?
Người cư sĩ đời sống không như tu sĩ, chúng ta phải có đầy đủ các vật thực, của cải, tiền bạc, phương tiện, v.v.. để làm cho cuộc sống tốt lên, hạnh phúc hơn, chứ không phải BUÔNG hết.
Thiểu dục tri túc là ít muốn, biết đủ. NHƯNG, ít muốn biết đủ SO VỚI GÌ?
Đó là so với PHƯỚC của CHÍNH MÌNH.
Phước mình chỉ có cái nhà lá thì sống trong nhà lá, biết đủ vẫn vui.
Phước mình chỉ có cái xe máy Honda Cub thì chạy cái xe đó, biết bằng lòng vẫn vui.
Phước mình có cái xe Camry thì chạy xe Camry, biết đủ vẫn vui.
Phước mình có cái xe Mercedes thì chạy xe Mercedes, biết đủ vẫn vui, v.v..
Nếu mình muốn nhiều hơn cái mình đang có là thấy có KHỔ xuất hiện, phải lao tâm khổ tứ tìm kiếm, v.v..
Thiểu dục tri túc là tâm hoan hỷ với nhân quả của mình, biết bằng lòng với nhân quả để vượt qua nhân quả.
Thiểu dục tri túc là để đoạn trừ tập đế và khổ đế, chứ không phải để có cái đạo đức gì cho hơn người ta. Pháp Phật chỉ có 1 mục đích duy nhất: DIỆT KHỔ.
Người cư sĩ sống tốt phải có công ăn, việc làm, có sự nghiệp, chứ không phải sống nay thiếu ăn, mai thiếu mặc mà là có hạnh phúc được. Nếu chúng ta sinh ra trong hoàn cảnh như vậy thì chẳng qua phước chúng ta thiếu, bị sinh vào cảnh NGẠ QUỶ mà thôi.
Biết đủ là biết cân đối chi tiêu, điều chỉnh các nhu cầu của bản thân, gia đình để phù hợp với hoàn cảnh của mình, để gia đình không rơi vào cảnh khó khăn.
Nhà mình khó (nghèo), mình đi xe đò. Có điều kiện hơn thì đi máy bay, v.v..
Cuộc sống phải làm cho nó đầy đủ, sung túc, mà không dính mắc, đó là trí tuệ đạo Phật. Nên trong Thiền Căn Bản thầy Thông Lạc dạy:
"Một người có đầy đủ vật chất trên thế gian này nhưng không dính mắc vào những vật chất đó, thì đó là người ly dục."
Tóm lại: Người cư sĩ sống làm việc bình thường, làm tốt công việc, bổn phận của mình, chứ không phải thiểu dục tri túc của cư sĩ là "ba y 1 bát", buông hết.
Chúng ta chỉ buông bỏ những bất thiện, ác pháp thôi, những tà kiến, phiền não, tham, sân, si, mạn, nghi thôi. Buông bỏ là chánh niệm tỉnh giác để xả các tham ưu, xả được thì thảnh thơi, an lành, bình an nơi tâm MÌNH.
Sài-gòn, 1/4/2020
Photo: Thầy Bảo Nguyên
Nhận xét
Đăng nhận xét