5WH

Học Phật pháp thì cũng như học ở trên trường lớp phổ thông, ĐH. Để học cần có cái phương pháp học. Một trong những cách đó là dùng 5WH.
Đầu tiên, chúng ta phải học các KHÁI NIỆM, nắm bắt các khái niệm trước.
Như:
- Tứ diệu đế là gì?
- 12 nhân duyên là gì?
- Các duyên trong 12 nhân duyên là gì?
- 5 hạ phần kiết sử là gì?
- 5 thượng phần kiết sử là gì?
- Dục lậu - hữu lậu - vô minh lậu là gì?
v.v..
Chúng ta dùng WHAT để trả lời cho những khái niệm đó. Rồi TU NHƯ THẾ NÀO, áp dụng Ở ĐÂU, KHI NÀO, v.v.. tương tự như vậy.
Đó là giai đoạn 1: thông hiểu những gì cần thông hiểu.
Khi hiểu rồi thì ÁP DỤNG VÀO CHÍNH ĐỜI SỐNG CỦA MÌNH để SỐNG một đời sống bình an, hạnh phúc với những NHÂN QUẢ LÀNH, tạo những công đức lành.
Đời sống của cư sĩ 5 giới - 10 điều lành.
Đời sống của người xuất gia 10 giới Sadi - 10 điều lành.
Trên đời sống đó, TUẦN TỰ đoạn trừ các NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ: 5 hạ phần kiết sử, 5 thượng phần kiết sử. ĐOẠN TRỪ BẰNG CHÁNH KIẾN, bằng thiền quán, bằng như lý tác ý.
Trước hết phải đoạn trừ 3 hạ phần kiết sử thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Tiếp đến SỐNG LÀNH và như lý tác ý để muội lược THAM, SÂN. Cái tham sân theo thời gian nó mới muội lược. Năm hạ phần kiết sử, các cư sĩ thời đức Phật có nhiều cư sĩ đoạn trừ được các pháp này.
Sau khi đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử thì ai có duyên có thể tìm trú xứ tu các pháp thiền cao hơn.
Đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử là thành tựu 10 điều lành.
10 điều lành có không tham, không sân, không si.
Muốn đoạn trừ SI thì phải giác ngộ Tứ diệu đế, các pháp vô thường - khổ - vô ngã.
Muốn đoạn trừ nghi, giới cấm thủ phải Giác ngộ Tứ diệu đế, thông suốt Bát chánh đạo, 12 nhân duyên, các pháp trợ đạo.
Đoạn trừ tham, sân phải bằng pháp Phòng hộ sáu căn.
Tất cả các pháp thực hiện trên đời sống giới + chánh niệm tỉnh giác + phòng hộ sáu căn + thiểu dục tri túc. Đó là đời sống bình an, giải thoát, thiết thực - hiện tại. Sống hộ trì chân lý.
TP, Sài-gòn 22-07-2019
May be an image of text that says "Who How When 5H1W Why Where What"

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CHÁNH PHÁP, TƯỢNG PHÁP, MẠT PHÁP - Thầy Thích Bảo Nguyên

Kinh Ví dụ cái cưa